Gamification marketing là gì? Cơ chế và cách triển khai

Cùng Kootoro tìm hiểu khái niệm gamification là gì và cách triển khai Gamification Marketing ấn tượng!

Gamification là gì? 

Gamification (trò chơi hoá) là quá trình áp dụng các trò chơi với luật chơi, cách chơi, thú vị. Game tích hợp vào các nền tảng mobile, website, social marketing,trang thương mại điện tử... nhằm giúp tăng số lượng người sử dụng tham gia.

vi-du-ve-gamification

Ví dụ về gamification

Gamification marketing là gì?

gamification-la-gi

Gamification marketing là cách ứng dụng “game hoá” một cách khéo léo, để triển khai trong các hoạt động marketing nhằm khuyến khích khách hàng tương tác nhiều hơn với doanh nghiệp. Sau khi tương tác khách hàng sẽ đạt một mục tiêu có chủ đích nào đó như lấy mã voucher, thực hiện đơn hàng hay kiếm tiền. 

Trong những năm gần đây, thuật ngữ Gamification marketing đã và đang trở thành một “điển sáng độc đáo” trong nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền thông, thiết kế sản phẩm, phát triển phần mềm sản phẩm, quản lý và vận hành doanh nghiệp (Enterprise game).

Cơ chế hoạt động của Gamification marketing

Gamification marketing đánh vào tâm lý con người. Con người luôn mong muốn sự vui vẻ, khi tham gia vào các cuộc chơi vừa thể hiện được khả năng của bản thân, thể hiện cái tôi, thành tích cạnh tranh, muốn được thưởng. Từ đó rút ra, ba tâm lý chính của con người:

Ai cũng muốn và thích được thưởng: 

Gamification khuyến khích người chơi “săn tìm” phần thưởng với cảm cảm thú vị, phấn khích. Điều này mang lại lợi ích cả 2 bên (người chơi & doanh nghiệp).

Lòng đố kỵ, ghen tỵ, tính cạnh tranh: 

Cái mình đạt được mà người khác không đạt được thì càng thích thú, tận hưởng niềm vui chiến thắng. 

Ví dụ gamification: Chơi game trúng voucher giảm giá 50% để đi mua hàng.

Thể hiện bản thân, cái tôi phải chiến thắng: 

Tâm lý chinh phục chiến thắng mọi thứ. Khi chơi game chưa nhận được phần thưởng cao nhất, đạt được kết quả hoàn hảo nhất, họ sẽ làm mọi thứ để chinh phục thứ họ muốn. Ví dụ: phải chia sẻ cho bạn bè mới được chơi tiếp, phải chia sẻ trên trang cá nhân mới có phần thưởng thêm thời gian, đậy mầm mống chiến dịch lan truyền.

Chiến dịch gamification marketing nào thỏa mãn đủ 3 tiêu chí này sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho thương hiệu.

Cách triển khai Gamification Marketing

Các bước triển khai gamification bao gồm 5 bước:

  • Bước 1: Xây dựng game concept (bối cảnh, câu chuyện game)

  • Bước 2: Chọn game mechanics phù hợp (kiểu game sẽ tiến hành)

  • Bước 3: Thiết kế gameplay, art direction, UX/UI (giao diện, hình ảnh chơi game)

  • Bước 4: Phát triển frontend và backend (lập trình chuyển động và ghi nhận thao tác người chơi)

  • Bước 5: Xây dựng hệ thống dashboard theo dõi ( quá trình đăng ký, đăng nhập, thông tin người chơi)

Bước 1: Xây dựng game concept

Game concept của một chiến dịch gamification cần đáp ứng 3 yếu tố:

The context (ngữ cảnh): 

Ngữ cảnh chính là tình huống, hoàn cảnh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn concept cho game, ngữ cảnh phù hợp sẽ giúp cho khách hàng dễ hiểu hơn. Game được chơi trong dịp nào và tại sao các giải thưởng lại được trao như vậy. Ví dụ: vào dịp tết thì game thường có quà tặng là các voucher mua sắm siêu thị, hoặc vé tàu xe, voucher mua các sản phẩm gia dụng...

Customer Interest (sở thích khách hàng): 

Tình huống, chủ đề, topics hoặc điểm G của khách hàng trong ngữ cảnh sẽ giúp thu hút khách hàng hơn. Ví dụ: mùa Tết và giáng sinh khách hàng thường có xu hướng mua sắm, chuyển tiền và giao dịch nhiều, từ những giao dịch này sẽ được tính điểm, điểm này có thể chơi game và nhận nhiều phần quà hấp dẫn.

Brand Relevance (tính liên quan đến brand): 

Các yếu tố về thương hiệu phải được thể hiện qua concept của game như: màu sắc, logo, nhân vật trong game, phong cách hay các mẩu truyện trong game.

Bước 2: Chọn game mechanics phù hợp

Có rất nhiều thể loại game khác nhau, dưới đây là một số loại đơn giản và thông dụng nhất

Luck-based: 

Trò chơi giúp người chơi nhận ngay những món quà hoặc vật phẩm chỉ với một lần nhấp chuột. VD: vòng quay may mắn, click chọn hộp quà v.v… Khi ứng dụng vào marketing, thương hiệu có thể đặt xác suất và giới hạn tối đa cho số lượng tất cả các món quà/ vật phẩm người chơi có thể nhận được.

Skill-based dạng endless running: 

Người chơi điều khiển nhân vật chạy càng lâu và phản ứng tránh các chướng ngại vật càng nhiều, càng nhận được nhiều phần thưởng có giá trị.

Skill-based – Match & Merge: 

Dạng di chuyển các item khác nhau để làm chúng biến mất. VD: dạng như các game kim cương, game candy crush, hoặc tìm 2 đồ vật giống nhau

Skill-based – Fighting and action: 

Lối chơi hấp dẫn và phiêu lưu hơn mang lại cảm giác căng thẳng cao được tăng cường bởi khái niệm của trò chơi (ví dụ: chiến tranh, chiến đấu với kẻ thù khắc nghiệt, đối kháng...).

Skill-based Farming: 

Trồng trọt quản lý một nông trại, trồng cây, nuôi thú và vượt qua những thử thách như thời tiết, sâu bệnh và thiên tai.

Immersive Interaction (AR): 

chon-game-mechanics-phu-hop

Game "Lắc cây vàng" của Momo

Game tương tác ảo, thông qua việc rung, lắc điện thoại

Upgrade/ Level-up: 

Dựa trên việc nâng cấp hoặc tăng cấp khiến người chơi cảm nhận được sự tiến bộ trong trò chơi và thúc đẩy chơi liên tục để khám phá điều mới lạ.

Leaderboard: 

Tạo ra một môi trường cạnh tranh (điểm số, thứ hạng, rank v.v…) để thúc đẩy người chơi kiếm nhiều điểm hơn, cảm giác cạnh tranh và động lực để chiến thắng.

Collectible: 

Thu thập hoặc kiếm được những vật phẩm hoặc token cụ thể trong thế giới trò chơi và kết hợp tất cả chúng để mở khóa bản đồ mới, theo một cốt truyện hoặc cung cấp cho người chơi những phần thưởng.

Bước 3: Thiết kế gameplay, game design, UX/UI

  • Xây dựng và thiết kế cho toàn bộ platform: trên app, hiển thị web, web app.

  • Xây dựng game economy (các hạng mục quà) và gameplay logic (các điều kiện, cách chơi, tiến độ).

  • Chọn art direction (phóng cách thiết kế).

  • Xây dựng UX/UI (giao diện chơi game với các nút tương ứng).

  • Phát triển visual effects (VFX) và animation (các dạng hiệu ứng, tạo sự sinh động).

Bước 4: Xây dựng frontend và backend cho game mechanics

  • Đem thiết kế trên Figma lên thành ngôn ngữ lập trình như HTML5, React, Unity và Cocos

  • Code backend cho toàn bộ gameplay

  • Xây dựng hàm API, chạy server config và database setup

Bước 5: Xây dựng hệ thống dashboard

Deep & Realtime Tracking: 

Dữ liệu trên bảng điều khiển được cập nhật theo thời gian thực, tích hợp theo dõi trong game mechanics được cập nhật đến từng phút.

Customized Authorization: 

Cổng đăng nhập/đăng ký có chức năng xác thực tài khoản người dùng, và được sử dụng trong việc quản lý cả dịch vụ khách hàng, đo đạc hiệu suất chiến dịch.

Account-based Administration: 

Mọi thay đổi tài khoản (mật khẩu, thông tin) sẽ được lưu lại để đảm bảo mức độ bảo mật.

Quảng cáo tương tác thú vị với máy bán hàng tự động TORO

Với thiết kế tương tác, màn hình tương tác thông minh của máy bán hàng tự động có thể hỗ trợ tổ chức các trò chơi tăng tương tác và giúp cho người xem cảm thấy thú vị, hấp dẫn hơn. Các trò chơi tương tác trên máy bán hàng tự động có nhiều thể loại phong phú, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu, tiếp thu kiến ​​thức về sản phẩm theo những cách thú vị. Với màn hình tương tác, doanh nghiệp có thể thỏa sức sáng tạo trò chơi gần như vô tận và chắc chắn vượt xa hình thức quảng cáo truyền thống.

Game AR

Luật chơi của chương trình siêu đơn giản mà bất kì ai cũng có thể tham gia được, chỉ cần thực hiện động tác "SQUAT" trước màn hình máy bán hàng tự động, hoàn thành nhiệm vụ nhận ngay phần quà bí ẩn vô cùng thú vị. Sự kiện sôi nổi và chất lượng, thu hút người tham gia rất hiệu quả.

Tặng random ngẫu nhiên

Việc người chơi có cơ hội nhận được phần quà hấp dẫn ngẫu nhiên (có thể chia theo nhiều giá trị khác nhau) khi hoàn thành một vòng chơi không chỉ tăng tính hấp dẫn cho game mà còn giúp tạo ra sự bất ngờ và phấn khích cho người chơi. Các trò chơi có thể là vòng quay may mắn, lật thẻ bài, chọn quà bí ẩn v.v….

Tặng theo hình thức checkin mỗi ngày

Với cách thức này, người chơi sẽ được yêu cầu check-in vào game mỗi ngày ở màn hình LCD máy bán hàng tự động để nhận được phần quà hấp dẫn. Khi khách hàng thường xuyên check-in và nhận được các phần quà hấp dẫn, họ sẽ cảm thấy được quan tâm và chăm sóc từ doanh nghiệp. Hình thức check-in mỗi ngày tạo ra ấn tượng sâu sắc, kích thích người chơi nhớ về doanh nghiệp. Từ đó cũng tăng khả năng mua hoặc sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Tặng theo số điểm

Với cách thức này, người chơi sẽ nhận được điểm số khi hoàn thành các màn chơi. Các trò chơi có thể là tìm điểm khác nhau, tìm 2 vật phẩm giống nhau, nhanh tay nhanh mắt v.v…. Hoàn thành trò chơi thông qua màn hình cảm ứng. Đây là cách thức triển khai gamification marketing rất hiệu quả, người chơi tích điểm để có được voucher từ nhãn hàng. Càng cố gắng đạt điểm càng cao càng tốt. Cách thức tặng theo số điểm là một cách thức dễ dàng. Hiệu quả cao được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tặng quà cho khách hàng.

trung-bay-quang-cao-sua-hop-an-tuong-tai-may-ban-hang-toro

Trưng bày bán hàng quảng cáo game tương tác với máy bán sữa MILO hiệu quả cùng TORO

Với các hình thức quảng cáo tương tác thông qua màn hình máy bán hàng tự động, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng theo dõi hoạt động của khách hàng thông qua hệ thống CMS , từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, doanh thu và tăng cường quan hệ tương tác với khách hàng.


𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

quang-cao-lcd-2000x600--1-


Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan