Mô hình khu công nghiệp sinh thái tiêu chuẩn

Khu công nghiệp sinh thái là gì? Tiêu chuẩn của mô hình khu công nghiệp sinh thái là gì? Cùng Kootoro tìm hiểu một số khu công nghiệp sinh thái điển hình tại Việt Nam

Khu công nghiệp sinh thái là gì?

Khu công nghiệp sinh thái chính một “cộng đồng”, với nhiều doanh nghiệp thành viên. Các doanh nghiệp trong mô hình khu công nghiệp sinh thái có mục tiêu chung là vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường vừa thúc đẩy kinh tế cũng như xã hội. 

Khu công nghiệp sinh thái quản lý, giải quyết tối đa những vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

Mô hình khu công nghiệp sinh thái đòi hỏi sự đầu tư lớn mới có thể đáp ứng quy định. Theo đó:

  • Kết cấu hạ tầng đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ môi trường, lao động và đủ dịch vụ cơ bản.

  • Sản xuất sạch, sử dụng tài nguyên hiệu quả.

  • Diện tích đất dành cho công trình có tỉ lệ xanh tối thiểu 25%.

  • Có ít nhất 1 liên kết cộng sinh công nghiệp với ít nhất 10% tổng số doanh nghiệp tham gia.

  • Các công trình xã hội, văn hoá, thể thao trong khu công nghiệp.

  • Có cơ chế giám sát, quản lý đầu vào, đầu ra, hoạt động hiệu quả tài nguyên, phát thải.

Tiêu chuẩn của mô hình khu công nghiệp sinh thái

Đối với đối tượng là nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN sinh thái

Tuân thủ quy định của pháp luật về: 

Doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường và pháp luật về lao động trong vòng 03 năm trước thời điểm đăng ký chứng nhận khu công nghiệp  sinh thái.

Bảo đảm đầy đủ các dịch vụ cơ bản trong khu công nghiệp bao gồm: 

Dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện; nước, phòng cháy chữa cháy, cơ chế xử lý nước thải, các dịch vụ hạ tầng thiết yếu khác) và các dịch vụ có liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu cộng sinh công nghiệp.

Xây dựng và thực hiện quy trình phối hợp giám sát đầu vào và đầu ra về quá trình sử dụng nguyên liệu, vật liệu. 

Như: nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu trong khu công nghiệp.

Hàng năm phải lập báo cáo định kỳ về các kết quả đạt được: 

Hiệu quả sử dụng tài nguyên, sản xuất sạch hơn và giám sát phát thải của khu công nghiệp. Báo cáo thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh. Báo cáo này sẽ được đưa lên Ban Quản lý các KCN, KKT và đăng trên website của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp thành viên trong KCN sinh thái

Thực hiện ít nhất 01 cộng sinh công nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia cộng sinh công nghiệp cần áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO).

Tối thiểu có 20% doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, sản xuất sạch. Đạt kết quả tiết kiệm: nguyên vật liệu, nước, năng lượng, các loại hóa chất, chất thải, phế liệu và hạn chế phát thải ra môi trường.

Đối với các khu công nghiệp sinh thái

Tỷ lệ tối thiểu đối với tổng diện tích cây xanh, giao thông, các khu kỹ thuật và hạ tầng xã hội dùng chung đạt 25% trong quy hoạch xây dựng Khu Công Nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

Có đầy đủ giải pháp đảm bảo nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp sinh thái.

Lợi ích của mô hình khu công nghiệp sinh thái

Lợi ích kinh tế

Quá trình tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng, tái sử dụng chất thải góp phần giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

Đạt hiệu quả kinh tế nhờ việc chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: đào tạo nhân sự, quản lý chất thải, nguồn cung cấp. Sử dụng chung hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ cần thiết khác.

Lợi ích cho môi trường

Giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm, giảm lượng chất thải cũng như tối ưu hóa nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về sản xuất sạch.

Luân duy trì trạng thái cân bằng sinh thái tại khu vực sản xuất. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp sinh thái: từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, lựa chọn doanh nghiệp thành viên, quá trình hoạt động, quản lý,... đều phù hợp với các điều kiện thực tế, đặc điểm sinh thái của khu đất xây dựng và khu vực xung quanh.

Lợi ích cho xã hội

Bên cạnh các lợi ích về xã hội như các KCN thông thường, mô hình này có ưu điểm nổi trội là tạo ra khái niệm mới, một môi trường sạch và hiện đại cho toàn khu vực. Đặc biệt, mô hình sinh thái tạo ra sự thân thiện cho cộng đồng so với các sản xuất trước đây.

Xem thêm:

Một số khu công nghiệp sinh thái điển hình tại Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm mô hình khu công nghiệp sinh thái bước đầu ở khu chế xuất (KCX) Linh Trung I và KCN Nhơn Trạch 2.

KCX Linh Trung I (TP.HCM)

Có tổng diện tích 62 ha, đi vào hoạt động từ năm 1995 với 26 công ty thành viên. Có 5/26 công ty đã thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn.

Phương án chính của các công ty này là thu hồi các loại phế liệu, phế phẩm để tái sử dụng ngay trong dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty. Có hai công ty trao đổi phế liệu với nhau đó là Công ty Theodore Alexander và Công ty Super Giant Industrial Co.Ltd. Dựa trên việc sử dụng một phần gỗ phế liệu của công ty này làm chất đốt của lò nấu sáp đèn cho công ty kia.

Tất cả các cơ sở sản xuất trong KCX đều thực hiện quy trình trao đổi chất thải với Công ty Liên doanh Sepzone hoặc với các cơ sở thu mua phế liệu, tái chế hoặc xử lý chất thải bên ngoài KCX.

KCN Nhơn Trạch 2

Thành lập năm 1997 trên địa bàn Đồng Nai với diện tích 347ha với các ngành công nghiệp như: thực phẩm, hóa chất và hóa mỹ phẩm, dệt may, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm gỗ, điện tử, điện gia dụng…

Được coi là khu công nghiệp sinh thái đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách áp dụng sản xuất sạch hơn đối với 7 công ty dệt may trong KCN, tách dòng của nước thải, giảm lưu lượng nước thải, giảm mức tiêu thụ điện và hóa chất tiêu thụ. Tiếp theo là KCN hình thành mô hình trao đổi chất thải. VD: giấy carton được sử dụng để sản xuất hộp carton, nguyên liệu vải, sợi phế liệu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như giẻ lau, thảm lót, bụi bông…

Học hỏi kinh nghiệm phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái trên thế giới cùng với những gì thu được từ hai mô hình KCN, KCX, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng và cơ hội để phát triển các mô hình này. Đặc biệt là tại các khu vực tập trung số lượng lớn các KCN đa ngành nghề và tập hợp nhiều loại hình tái chế như ở Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương.

Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Tăng tiện ích khu công nghiệp với máy bán hàng tự động TORO

khu-cong-nghiep-sinh-thai-them-tien-ich-voi-toro--1-

Máy bán hàng tự động thực sự là một giải pháp thông minh, có thể bán được nhiều mặt hàng khác nhau, từ thức ăn, đồ uống đến những vật dụng cá nhân thông dụng. Ngày càng trở nên quen thuộc, được đông đảo người dân ủng hộ bởi những tiện ích tuyệt vời của nó.

Khu công nghiệp sinh thái chính là một vị trí tuyệt vời cho máy bán hàng tự động. Với diện tích rộng lớn, lượng người sinh sống và làm việc cực kì cao, thuê hoặc mua máy bán hàng để kinh doanh chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể

Mô hình kinh doanh máy bán nước tự động vừa đóng vai trò trưng bày hàng hóa, vừa là người bán hàng vừa là thu ngân. Quá trình phục vụ khách hàng được diễn ra theo một quy trình nhất định và hạn chế tối đa sai sót. Máy bán hàng tự động đáp ứng nhu cầu mua hàng 24/7.

Koototo cung cấp nhiều chủng loại máy khác nhau, với đội ngũ chuyên nghiệp mang đến cho bạn sự an tâm và chất lượng. Máy bán hàng thông minh, cung cấp các chỉ số và kết quả mua bán theo thời gian thực, giúp bạn theo dõi và định hướng kinh doanh tốt nhất. 


𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

quang-cao-lcd-2000x600--1-

Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan