Khái niệm Kinh tế tuần hoàn (KTTH) biết đến đầu tiên đầu tiên bởi Pearce và Turner (1990). Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”. Nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp có tính phục hồi hoặc tái tạo theo một kế hoạch và thiết kế chặt chẽ.
Kinh tế tuần hoàn tập trung sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây không có khả năng tái sử dụng. Điều này được thực hiện thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và trong phạm vi các mô hình kinh doanh.
Hay nói một cách đơn giản, kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn tài nguyên trog nội tại của một doanh nghiệp. Mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Đồng thời giảm khai thác tài nguyên, giảm các chi phí khi phải xử lý chất thải, giảm thiểu vấn nạn ô nhiễm môi trường.
Đây là một hệ thống sản xuất nông nghiệp áp dụng các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn. Chất thải và phế phụ phẩm được tái sử dụng và là đầu vào của quá trình sản xuất khác. Mục tiêu của mô hình này là giảm thiểu rác thải, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và tạo ra một hệ thống sản xuất bền vững.
Xem thêm: Hiệu ứng mỏ neo là gì? Hiệu ứng mỏ neo trong kinh doanh
Đây là mô hình có sự liên kết và quản lý các yếu tố: đầu vào (tài nguyên); đầu ra (chất thải); quá trình sản xuất; phân phối và dịch vụ; tiêu dùng; quản lý chất thải; thiết kế và giáo dục trong tất cả các khâu để có thể quay trở lại vòng tuần hoàn như một nguồn tài nguyên.
Đầu vào của mô hình kinh tế này có 2 loại: có thể tái tạo và không thể tái tạo. Đầu ra của hệ thống gồm chất thải kỹ thuật và chất thải sinh học. Các yếu tố hoạt động bên trong bao gồm tài nguyên - sản xuất - phân phối và dịch vụ - tiêu dùng - chất thải.
Khác với nền kinh tế tuyến tính, tất cả mối quan hệ giữa các yếu tố trên là tuyến tính (theo một đường thẳng) và tất cả chất thải đều là đầu ra của hệ thống. Trong mô hình kinh tế tuần hoàn, chất thải được xem là tài nguyên và tiếp tục quay trở lại quá trình sản xuất. Phần chất thải đi ra khỏi hệ thống là chất thải sinh học và chất thải kỹ thuật. Trong đó, chất thải sinh học mang mục tiêu đảm bảo lượng phù hợp với khả năng tiếp thu của môi trường tự nhiên và chất thải kỹ thuật được giảm thiểu đến mức thấp nhất và tiến bước có thể loại bỏ.
Mô hình này cũng đề cập đến sự kết nối giữa các khâu trong hệ thống kinh tế từ thu nhận tài nguyên, sản xuất, phân phối và dịch vụ, tiêu dùng đều có thể tạo ra lượng chất thải nhất định. Chất thải rất được chú ý và được quản lý ở tất cả các khâu để trở lại vòng tuần hoàn tạo thành một nguồn tài nguyên. Hoạt động thiết kế và giáo dục là những yếu tố thiết yếu cần được để cập ở tất cả các khâu. Bởi vì chúng bao trùm mọi hoạt động của nền kinh tế tuần hoàn, quyết định khả năng thành công của kinh tế tuần hoàn.
Nestlé Việt Nam ứng dụng mô hình tuần hoàn trong việc sử dụng bã cà phê chất đốt thay thế dầu đốt. Chất thải bã cà phê được nén thành dạng viên đốt sinh khối để vận hành lò hơi. Tro và cát thải lò hơi sau khi đốt dùng được dùng làm nguyên liệu sản xuất gạch không nung. Bã cà phê dạng bùn thải được chế biến thành phân vi sinh; hơi nước dùng cho tháp giải nhiệt; nước thải được xử lý và tái sử dụng cho quá trình sản xuất và chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A.
Xem thêm: Case study: Tăng trưởng doanh số bán hàng vượt trội cùng Toro
Hiện nay, ngành công nghiệp thời trang, được xem là ngành tạo ra lượng chất thải rất lớn, đặc biệt là khi chạy theo thời trang nhanh, thời trang chạy theo xu thế. Các hãng thời trang, dệt may đang dần định hướng, thay đổi tư duy của người tiêu dùng để hướng tới hành vi tiêu dùng coi trọng giá trị. Muốn thực hiện điều này, sản phẩm trước tiên cần phải có độ bền và có giá trị sử dụng lâu dài. Cân nhắc thêm chức năng sử dụng, khả năng tái chế, tái sử dụng của sản phẩm giúp kéo dài vòng đời và tạo ra vòng lặp tuần hoàn vật chất.
Nhiều sáng kiến về thời trang và dệt may bền, tại Việt Nam, startup Coolmate sử dụng sợi vải làm từ bã cà phê để sản xuất quần áo. BOO (một hãng thời trang tại Việt Nam) đang định hướng tuần hoàn theo cách sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường. Từ đó khuyến khích khách hàng chỉ mua khi cần và nâng cao độ bền để kéo dài vòng đời sản phẩm.
Mô hình kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng trên thế giới. Có thể kể đến như sử dụng lưới đánh cá cũ để sản xuất quần áo; thuốc nhuộm từ vỏ cây… Các hãng thời trang hàng đầu thế giới như cũng đang đặt ra nhiều chính sách hướng đến yếu tố tuần hoàn như không tiêu hủy sản phẩm tồn kho, thúc đẩy sản xuất nguyên liệu mang tính bền vững.
Lợi ích của việc đặt máy bán hàng tự động tại văn phòng:
Một khoảng nghỉ ngắn giữa giờ làm việc có thể giúp nhân viên ăn nhẹ. Không cần phải mất một phút di chuyển nào để “nghỉ giải lao” nữa.
Máy bán hàng tự động không cần nhân viên. Giá bán lẻ cho mỗi sản phẩm và mã mặt hàng có thể được phân phối ngay lập tức. Máy bán hàng tự động không đóng cửa. Nó có thể hoạt động tốt nhất vào những giờ làm việc muộn hoặc ca đêm.
Một máy bán hàng tự động trong văn phòng có thể được thiết kế riêng cho văn phòng. Bất cứ thứ gì có nhu cầu đều có thể trở thành mặt hàng để bán.
Một máy bán hàng tự động được thiết kế cho mục đích văn phòng có thể được thiết kế để cung cấp đồ ăn nhẹ lành mạnh hơn cho nhân viên của mình. Nó làm tăng hiệu quả chung.
Máy bán hàng tự động trong văn phòng là lựa chọn an toàn hơn để mua vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Máy bán hàng tự động trong văn phòng đóng vai trò là nơi cung cấp nhanh chóng các loại tiện ích khác nhau. Nó không chỉ giới hạn ở thực phẩm mà còn có thể bao gồm máy bán băng vệ sinh, máy bán khẩu trang, v.v. Nó giúp cả những người làm việc tại văn phòng và cả ban quản lý đảm bảo một bầu không khí làm việc tiện nghi cũng như hiện đại.
Vì vậy, máy bán hàng tự động trong văn phòng đã trở nên cần thiết hơn. Giao diện công nghệ và cơ chế “trả tiền và thu tiền” đã trở nên rất phổ biến trên khắp các quốc gia.
Tại TORO chúng tôi cố gắng hiểu chính xác nhu cầu của văn phòng và cung cấp những sản phẩm phù hợp. Với các máy bán hàng tự động thông minh được hiện đại hóa cao, chúng tôi cung cấp nhiều chế độ thanh toán, hệ thống quản lý và thống kê chi tiết v.v. Mục tiêu là mang đến sự tiện lợi cho nhân viên và tạo bầu không khí làm việc lành mạnh.
Các dòng máy bán hàng tự động phổ biến tại Kootoro
𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam
Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 19003009
Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine
Website:https://kootoro.com
Bình luận