Kootoro Việt Nam và tham vọng về hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt

Kootoro Việt Nam và tham vọng về hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt

Dù là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực máy bán hàng tại Việt Nam, nhưng Kootoro khá kín tiếng.

Chia sẻ với tờ Tech In Asia, ông Nguyễn Huân, CEO của Kootoro Việt Nam cho biết: "Tôi đã xem xét những thách thức tại Việt Nam và thực tế người dân vẫn sử dụng tiền mặt là phổ biến".

Năm 2013, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Hệ sinh thái khởi nghiệp còn khá sơ khai, và lĩnh vực fintech vẫn rất non trẻ. Vì thế, ông Nguyễn Huân đặc biệt quan tâm đến việc tạo ra một hệ sinh thái để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, nhằm giúp các nhà bán lẻ thực hiện các giao dịch thanh toán hiệu quả hơn. Điều đó khiến ông ra mắt Kootoro tại thị trường Việt Nam vào năm 2015.

Từ máy bán hàng tự động…

Sản phẩm đầu tiên của Kootoro là ví di động Toro. Người dùng có thể tạo tài khoản trên đó bằng số điện thoại của mình và kết nối ví Toro với thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch không dùng tiền mặt. Ứng dụng này cũng đi kèm với một chương trình khách hàng thân thiết, cho phép người dùng tiếp cận với các chương trình khuyến mãi như giảm giá khi mua hàng.

Cuối năm 2017, Kootoro đã chính thức giới thiệu hệ sinh thái máy bán hàng tự động Toro tại Việt Nam, với nhiều mô hình kinh doanh, loại máy và phương thức thanh toán trên máy bán hàng tự động. Máy bán hàng tự động Toro đã tạo tiếng vang lớn trên thị trường bằng cách ra mắt các cửa hàng tự động không cần tới nhân viên đầu tiên tại Việt Nam.

Với mục đích thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, hướng người dùng đến các phương thức thanh toán điện tử hiện đại để hòa nhập với sự phát triển của thế giới, Kootoro Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định và trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực máy bán hàng tự động thông minh.

btc-2

Việc ra mắt các máy bán hàng tự động một phần để thúc đẩy việc sử dụng ví Toro, một phần giúp giải quyết lỗ hổng trong thị trường Việt Nam về khả năng tiếp cận thực phẩm, đồ uống nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.

Kootoro hiện có rất nhiều máy bán hàng tự động tại TP. Hồ Chí Minh, được lắp đặt ở các địa điểm như trường đại học, trung tâm thương mại và thậm chí trong các con hẻm, số lượng giao dịch mỗi ngày khá tốt, ông Nguyễn Huân cho biết thêm.

Mặc dù máy bán hàng tự động của Kootoro chấp nhận tất cả các hình thức thanh toán - bao gồm cả tiền mặt và các ví điện tử khác như SmartPay, VNPay và ZaloPay - nhưng máy có một tính năng bổ sung để thu hút khách hàng tham gia vào hệ sinh thái của Kootoro. Chỉ bằng việc quét mã QR trên ứng dụng điện thoại ví Toro, người mua đã dễ dàng thanh toán xong món hàng mà không cần đến nhân viên thu ngân hay phục vụ.

Đến hệ thống điểm bán hàng (POS) ToroG

Theo ông Nguyễn Huân, hai nhân tố quan trọng nhất của Kootoro là "người tiêu dùng và người bán". Vì vậy, sau thành công của máy bán hàng tự động, công ty đã ra mắt hệ thống điểm bán hàng (POS) ToroG vào năm 2018 để giải quyết những thách thức mà người bán phải đối mặt khi thực hiện thanh toán không tiền mặt.

CEO của Kootoro Việt Nam đã quan sát những gì đang xảy ra khi áp dụng thanh toán không tiền mặt ở Ấn Độ và cảm thấy rằng điều tương tự có thể xảy ra ở Việt Nam. Tại Ấn Độ, nhiều thương gia - đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ nhỏ - gặp khó khăn trong việc chấp nhận thanh toán không tiền mặt do sự phức tạp và phí giao dịch cao. Một số nhà bán lẻ Ấn Độ đã bắt đầu sử dụng hệ thống POS để chấp nhận các giao dịch không tiền mặt, nhưng sau đó đã quay trở lại sử dụng tiền mặt vì các hệ thống này khiến quy trình kinh doanh trở nên phức tạp hơn thay vì hợp lý hóa chúng.


ToroG ra đời đã giải quyết những vấn đề này ngay từ đầu. Ông Nguyễn Huân cho biết, hệ thống có thể xử lý bất kỳ hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào, từ thẻ tín dụng đến ví di động, cho phép người bán quản lý tất cả các giao dịch từ một nền tảng duy nhất. Kootoro không tính phí người bán khi sử dụng dịch vụ của mình, điều này giúp các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể tiếp cập được. Thay vào đó, công ty tạo ra doanh thu thông qua phí giao dịch và hợp tác với các đối tác thanh toán.

Mặt khác, ngoài thanh toán, người bán hàng còn có thể sử dụng ToroG để quản lý đơn đặt hàng và hàng tồn kho. "Chúng tôi thậm chí còn có một chương trình khách hàng thân thiết được tích hợp sẵn mà người bán có thể sử dụng và hệ thống quản lý voucher. Chúng tôi làm mọi thứ để người bán có thể tập trung vào điều họ cần làm tốt nhất: bán hàng", ông Nguyễn Huân giải thích.

ToroG cũng đi kèm với một nền tảng báo cáo bán hàng có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các giao dịch mà nó ghi lại. Ví dụ, đối với cửa hàng bán đồ cho mẹ và bé, ToroG có thể cho biết những sản phẩm nào đang bán chạy để người bán có thể đặt thêm và giảm bớt những mặt hàng có doanh số bán hàng kém.

Đây cũng là hệ thống POS không dây, có nghĩa là nhân viên có thể mang máy POS tới khách hàng để nhận thanh toán, do đó làm tăng tính minh bạch, vì khách hàng có thể kiểm tra xem số tiền trên máy POS có chính xác hay không trước khi chấp thuận thanh toán. Điều này cũng góp phần thúc đẩy gia tăng của các giao dịch không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Từ ngoại tuyến đến trực tuyến

Mặc dù, hiện tại chủ yếu được sử dụng bởi các nhà bán lẻ ngoại tuyến, nhưng bước tiếp theo trong kế hoạch của CEO Nguyễn Huân là sử dụng ToroG để thanh toán giao hàng trực tuyến. ý tưởng này được khơi dậy trong các cuộc trò chuyện giữa ông với các nhóm tài xế giao hàng sử dụng phương thức thu tiền mặt khi giao hàng (COD).

COD hiện vẫn là phương thức thanh toán phổ biến nhất ở Việt Nam đối với các giao dịch mua hàng trực tuyến do lo ngại về vấn đề bảo mật thanh toán. Tuy nhiên, với phương thức này, tài xế giao hàng cần thu hộ tiền mặt, khi đó việc hết tiền lẻ sẽ gây nhiều khó khăn lúc giao hàng.

vending-machine-5-16079395770461609954241

Nhưng khi các mặt hàng có giá trị lớn, nó sẽ phát sinh một loạt vấn đề khác. Một số tài xế từ chối giao hàng do mặt hàng đắt tiền và họ không muốn chịu trách nhiệm liên quan.

CEO Nguyễn Huân cho biết: "Với ToroG, chúng tôi có thể cho phép thanh toán COD không dùng tiền mặt. Những người chuyển phát sẽ có thể mang theo máy POS và chấp nhận các phương thức thanh toán khác nhau ngay tại chỗ khi mặt hàng được giao".

Và tham vọng trong tương lai

Tầm nhìn của ông Nguyễn Huân đối với Kootoro là tạo ra toàn bộ hệ sinh thái thanh toán giúp thanh toán số dễ dàng và dễ tiếp cận cho mọi người. Tuy nhiên, theo ông, fintech là một lĩnh vực đầy cạnh tranh và thách thức thực sự, nằm ở việc giáo dục khách hàng và người bán để họ tiếp cận với thanh toán số.

Ông cho biết: "Nhiều công ty tung ra các chương trình khuyến mãi để thu hút mọi người sử dụng dịch vụ của họ, nhưng sau đó mọi người sẵn sàng chuyển sang bất kỳ nhà cung cấp nào khác có ưu đãi tốt hơn. Bí quyết là tìm ra sự cân bằng và cung cấp giá trị thực".

Công ty đặt ra mục tiêu như vậy thông qua một quá trình hợp tác và giáo dục. CEO của Kootoro giải thích: "Chúng tôi muốn trở thành một đối tác tin cậy của các nhà bán hàng, các doanh nghiệp. Kootoro đang tìm cách giải quyết các nhu cầu thực sự mà người tiêu dùng và thương nhân phải đối mặt bằng cách phát triển các sản phẩm giải quyết những điểm khó khăn chính mà họ phải đối mặt".

dang-ky-hop-tac

techinasia


Link báo: https://ictvietnam.vn/kootoro-viet-nam-va-tham-vong-ve-he-sinh-thai-thanh-toan-khong-tien-mat-20201214165628597.htm

Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan