OKR là gì? Cách thức triển khai mô hình okr

OKR là viết tắt của từ nào? Okr dành cho doanh nghiệp nào? Tìm hiểu xem các bước triển khai mô hình okr là gì nhé!


OKR là gì?

okr-la-gi

OKR là chữ viết tắt của cụm từ Objectives and Key Results, có thể hiểu là các mục tiêu và kết quả mang tính then chốt. Phương pháp này quản trị mục tiêu giúp tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thiết lập và theo dõi và đo lường các mục tiêu cụ thể. Cách làm okr được cấu thành dựa trên 2 yếu tố:

Objective (Mục tiêu): 

Mục tiêu là đích đến muốn đạt được. Mục tiêu cần cụ thể, đo lường được, có thể đạt được nhưng cũng phải mang tính thách thức.

Key Result (Kết quả then chốt): 

Kết quả then chốt là những chỉ số đo lường sự tiến bộ của tổ chức, đội nhóm hoặc cá nhân dựa trên việc đạt được mục tiêu. Kết quả then chốt cũng cần cụ thể, có thể đo lường được, có khả năng đạt được và có thời hạn.

OKR ra đời vào năm 1954 bởi Peter Drucker tạo ra MBO hay Quản lý theo mục tiêu. Chỉ số okr dần dần trở nên phổ biến và hiện được các tổ chức trên toàn thế giới sử dụng. VD: Intel, Google v.v…

Cách thức triển khai mô hình okr

cach-thuc-trien-khai-mo-hinh

Bước 1: Xác định rõ hai yếu tố Objective và Key Result từ đâu

Hãy đặt ít nhất là 3 mục tiêu có tính cụ thể, rõ ràng. Đồng thời, nên tạo áp lực nhất định trong việc thực hiện mục tiêu để nhân viên phát huy tối đa khả năng và nội lực. Key Result phải có tính thực tế và đo lường được.

Bước 2: Xác định hệ thống okr

Hiện nay có những phần mềm sẵn có để theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh linh hoạt trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, luôn phải hướng đến mục tiêu, tôn trọng quy trình công việc để tránh đi chệch định hướng.

Bước 3: Phác thảo mục tiêu sau khi thu thập dữ liệu

Nguyên tắc xây dựng bộ okr để phác thảo mục tiêu một cách chính xác cần thông qua cuộc họp thu thập ý kiến, hoàn thiện chiến lược với ban lãnh đạo các cấp.

Bước 4: Phổ biến cho các bộ phận trong doanh nghiệp chiến lược OKR

​​OKR được phổ biến cho các bộ phận một cách cụ thể về mục đích, kết quả hướng tới cho toàn thể công ty.

Bước 5: Phác thảo những mục tiêu cá nhân

Các trưởng bộ phận sẽ họp để phân tích, chia sẻ góc nhìn, triển khai nội dung công việc và thống nhất nhiệm vụ phù hợp theo từng cá nhân.

Bước 6: Kết nối, kết hợp các phân tầng với nhau, để trình bày OKR chuẩn

Sau khi triển khai cho nhân viên, các trưởng bộ phận sẽ gửi ban lãnh đạo tổng hợp những ý kiến phản hồi. Sau khi thu thập và thống nhất, OKR được trình bày với mọi người và triển khai công việc cụ thể theo từng cá nhân, từng bộ phận.

Bước 7: Theo dõi, quản lý okr của từng cá nhân

Sử dụng các phần mềm, để theo dõi, đánh giá OKR từng nhân viên một cách chính xác và thường xuyên.

Bước 8: Đánh giá hiệu quả

Dựa vào Key Result đã định ra từ trước, để chấm điểm kết quả. Từ tham điểm 0 - 1.0, đem lại kết quả như sau:

- Mức 0 điểm: Không thực hiện được phần nào của mục tiêu đề ra.

- 0.6 - 0.7 điểm: Nằm trong mức độ an toàn, kế hoạch đúng hướng.

- 1 điểm: Mục tiêu hoàn thành tốt đẹp.

Xem thêm: Hiệu ứng mỏ neo là gì? Hiệu ứng mỏ neo trong kinh doanh

Cách đánh giá okr chuẩn

Mô hình OKR sẽ được chấm trên thang từ 0.0 đến 1.0. Với mỗi Key Result được chấm điểm, Objective  chính là điểm trung bình của các Key Result. Dưới đây là một ví dụ triển khai okr của bộ phận Marketing:

Phòng marketing

 


OKR quý I

Điểm

Objective

Chỉnh sửa chiến lược thu hút người dùng

0.667

Key Result

Tăng tỉ lệ chuyển đổi web lên 30%

0.3

Tăng 9.000 likes Fanpage

0.7

Xuất hiện trên tạp chí công nghệ

1

Phân thành 2 loại kết quả quan trọng

Ví dụ OKR: 

  • Triển khai website mới, public bài post là những hoạt động không định lượng được thì sẽ được đánh thang điểm nhị phân (0= không hoàn thành và 1= hoàn thành).

  • Liên hệ với 10 nhà báo, triển khai 100 điểm là hoạt động đo lường được thì tính điểm theo tỉ lệ % hoàn thành.

0.6 – 0.7 là thành công: 

Nếu điểm thấp hơn có nghĩa rằng mọi thứ đang hoạt động chưa tốt. Còn điểm cao hơn có nghĩa rằng OKR được thiết lập chưa đủ mức thách thức. Việc áp dụng mức mục tiêu cao ban đầu có thể mang tính áp lực cao. Tuy nhiên khi được áp dụng đúng sẽ giúp tổ chức và cá nhân đạt những kết quả vượt trội.

Dưới 0.4 không mang tính chất thất bại hoàn toàn: 

Một mức điểm thấp có thể do đặt mục tiêu quá cao so với thực tế hoặc nhân viên đang làm việc thiếu hiệu quả. Không nên hiểu theo góc nhìn quá tiêu cực đây vẫn là một dữ liệu tốt để phân loại nhân viên và thứ tự ưu tiên công việc, cũng như để cải thiện công việc trong thời gian tiếp theo.

Xem thêm: Case study: Tăng trưởng doanh số bán hàng vượt trội cùng Toro

Nhược điểm của okr: 

OKR không phải là công cụ đánh giá hiệu quả công việc

OKR được xem là lăng kính để đánh giá cá nhân (hoặc tổ chức). OKR không phải là phương án tối ưu nhất để phân tích hiệu quả, chất lượng công việc. Có một nghịch lý là nếu OKR đồng nhất với mức độ đánh giá hiệu suất công việc thì các cá nhân sẽ có thiên hướng đặt mục tiêu dễ thực hiện để được coi là thành công, hoàn thành công việc. Nguyên nhân này, động lực này sẽ hạn chế mặt tích cực của mô hình OKR.

Doanh nghiệp cần buổi họp chốt lại

Vào đầu mỗi quý, công ty nên cùng họp lại và đánh giá tiến độ hoàn thành OKR. Về cơ bản, lãnh đạo phòng ban sẽ đánh giá mức điểm OKR đã đạt được và đưa ra đề xuất thay đổi cho quý tiếp theo.

Bằng việc rà soát lại toàn bộ quá trình, tập hợp dữ liệu cần thiết về hiệu suất làm việc của công ty. Doanh nghiệp vượt qua những thách thức và tối ưu hoá cho tương lai.

Ví dụ về okr: cách ứng dụng vào doanh nghiệp

Dưới đây là ví dụ cách doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ áp dụng OKR:

Mục tiêu cấp công ty: trở thành hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm.

  • Kết quả then chốt (Key Results) 1: Tăng trưởng doanh thu lên 25%.

  • Kết quả then chốt (Key Results) 2: Tăng số lượng khách hàng mới lên 15%.

  • Kết quả then chốt (Key Results) 3: Phát triển 4 sản phẩm mới.

Mục tiêu theo các phòng ban: tập trung phát triển sản phẩm mới.

  • Kết quả then chốt (Key Results) 1: Hoàn thành tiến độ phát triển sản phẩm mới A trong vòng 4 tháng.

  • Kết quả then chốt (Key Results) 2: Thu hút 5.000 người dùng thử sản phẩm mới A trong vòng 3 tháng.

Mục tiêu cá nhân: chức năng mới cho sản phẩm A.

  • Kết quả then chốt (Key Results) 1: Hoàn thành việc phát triển chức năng mới S trong vòng 3 tháng.

  • Kết quả then chốt (Key Results) 2: Mức độ hài lòng của khách hàng đối với chức năng mới S đạt 5/5 sao.

Trong ví dụ này, mục tiêu cấp công ty được xem là mục tiêu chung, mang định hướng tương lai. Tại cấp phòng ban, là các mục tiêu mang tính cụ thể, chi tiết. Tại cấp cá nhân, mục tiêu sẽ đi chung với mục tiêu cấp phòng ban. Các kết quả mang tính then chốt có chỉ số đo lường cụ thể, có thể đạt được điều này giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chung.

Lưu ý khi xây dựng mô hình OKR cho doanh nghiệp

Cần đảm bảo các mục tiêu và kết quả theo tiêu chí SMART:

  • Specific (Cụ thể): Mục tiêu và kết quả then chốt cần được xác định một cách rõ ràng

  • Measurable (Đo lường được): Mục tiêu và kết quả then chốt có thể đo lường dựa trên các chỉ số

  • Achievable (Khả thi): Thử thách nhưng vẫn mang tính thực tế, nằm trong tầm kiểm soát

  • Relevant (Có liên quan): Có liên quan đến chiến lược chung và định hướng của doanh nghiệp.

  • Time-bound (Có thời hạn): Thời hạn cụ thể để đạt được mục tiêu.

Ngoài ra, doanh nghiệp duy trì sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp độ OKR, từ cấp lãnh đạo đến cấp phòng ban và cấp cá nhân. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp triển khai tốt hơn và đạt mục tiêu chung một cách hiệu quả.

Xem thêm:

Tăng tiện ích doanh nghiệp với máy bán hàng tự động TORO

Hiện nay để “giữ chân” nhân tài, thu hút nhân sự giỏi ứng tuyển. Ngoài các chế độ phúc lợi mang tính bắt buộc, những tiện ích tăng thêm sẽ giúp công ty xây dựng môi trường làm việc lành mạnh. Không gian làm việc, sự tiện nghi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của nhân viên. Tăng khả năng tập trung, đạt năng suất hơn, nhân viên mong muốn đến văn phòng.

 "Con đường ngắn nhất chạm đến trái tim nhân viên là đi qua dạ dày". Do vậy, đặt máy bán hàng tự động tại các khu vực như tiếp tân, nhà ăn, khu vực nghỉ ngơi, là tiện ích để nhân viên dễ dàng ăn uống. Đây cũng là cách mà công ty quan tâm đời sống nhân viên và khiến họ có động lực với công việc và yêu thích môi trường làm việc.

Theo khảo sát trong suốt hành trình kết nối mọi người ở công sở ăn uống tại văn phòng giúp con người xích gần và thân thiết hơn. Ngoài loại máy cung cấp snack và nước đóng chai thông thường, TORO còn cung cấp máy cà phê tự động thông minh, cung cấp hơn 30 loại nước khác nhau: các loại cà phê, milo, trà, trà sữa…. Với hai chế độ nóng và đá, đem lại sự đa dạng về các loại nước uống.

1710841259769-1710213276213-trai-nghiem-da-dang-may-ban-hang-tu-dong-hap-dan-cho-be---2-

Tiện ích văn phòng với máy bán hàng TORO chính là sự lựa chọn hiệu quả và tiết kiệm. Máy hoạt động liên tục, áp dụng nhiều hình thức thanh toán tiện dụng. Deadline ở lại công ty không còn quá khó khăn với bất cứ nhân viên nào.


𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

quang-cao-lcd-2000x600--1-


Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan