Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp dựa trên 5 tiêu chí: S (Specific - Cụ thể hóa), M (Measurable – Có tính chất đo lường được), A (Actionable – Mức độ khả thi để thực hiện), R (Relevant - Có sự liên quan, tính thức tế), và T (Time-bound - Có thời hạn thực hiện rõ ràng). Mô hình này không chỉ giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà còn giúp các chuyên gia Marketing hoạch định chiến lược tối ưu hơn.
Mô hình smart giúp các Marketer xây dựng được các mục tiêu tiếp thị theo định hướng phát triển của doanh nghiệp ở từng khoảng thời gian khác nhau. Mô hình này giúp cho các doanh nghiệp nhận định rõ được những yếu tố có lợi và bất lợi. Đồng thời góp phần hoàn thành một quy trình kinh doanh hoàn chỉnh và khả thi.
Ở bất kỳ công ty nào, sau khi kết thúc một quý, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên của mình thường bắt đầu những buổi họp đánh giá và định hướng mục tiêu mới cho quý tiếp theo. Đa phần, doanh nghiệp sẽ dễ sa đà vào mục tiêu vĩ mô, tham vọng. Tuy nhiên, những mục tiêu đó vẫn chưa rõ ràng, mức khả thi trong thực tế rất thấp.
Với việc phân tích mô hình smart, doanh nghiệp có thể cụ thể hóa mục tiêu bằng những chỉ số đo lường cụ thể. Từ đó giúp các nhà quản lý đánh giá được tiến trình thực hiện mục tiêu. Smart mô hình hóa mục tiêu của doanh nghiệp thành một bức tranh cụ thể, rõ ràng.
Đáp ứng được những tiêu chí của mô hình sẽ loại bỏ được những mục tiêu không phù hợp với sự lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Tất cả sẽ có một định hướng chính xác dựa trên tính tính chính xác, phù hợp và ưu tiên đối với các mục tiêu.
Mặt khác, các mục tiêu mô hình smart trong kinh doanh sẽ có yếu tố giới hạn về mặt thời gian. Do đó, doanh nghiệp ưu tiên làm trước các công việc có thời hạn gấp rút và mang tính quan trọng hơn.
Sau khi nhận định rõ mục tiêu đã được đề ra. Bước tiếp theo là việc quản lý và đánh giá nhân viên của mình đã thực sự hoàn thành mục tiêu đề ra hay chưa. Chính vì vậy, việc sử dụng mô hình SMART giúp các nhà quản lý cải thiện khả năng đo lường mục tiêu một cách hiệu quả.
Khi thiết lập mục tiêu, mô hình SMART luôn đi kèm yếu tố đo lường.
Cần đạt kết quả gì?
Hoàn thành ở mức độ nào?
Chỉ số kết quả được xem là đạt chuẩn?
Tất cả các câu hỏi này đều có câu trả lời từ khi thiết lập mục tiêu với mô hình SMART.
Trong thức tế, mỗi phòng ban trong doanh nghiệp đều có một mục tiêu riêng, những mục tiêu của riêng từng phòng ban có những điểm không phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Yếu tố liên quan trong mô hình SMART là cầu nối những mục tiêu riêng của từng phòng ban với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tính liên quan tăng tính gắn kết từ đó gia tăng sức mạnh thực hiện các mục tiêu to lớn. Điều này đặc biệt phát huy tác dụng khi doanh nghiệp đối diện với khó khăn như một tập thể đồng lòng.
Nhân viên cần phải có định hướng rõ ràng hướng tới một mục tiêu cụ thể. Các kết quả làm việc của nhân viên được đo lường và đánh giá chính xác.
Họ có thể kết nối công việc và hiểu rõ những kết quả mình tao ra đang đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giới hạn thời gian thực hiện, chính là những áp lực nhưng cũng giúp họ đạt được hiệu suất công việc tốt hơn.
Xem thêm: Cách quảng cáo lcd máy bán hàng tự động Toro từ A-Z
Chiến dịch mang đến hiệu quả như thế nào? Không thể không nhắc đến việc mô hình smart giúp các mục tiêu đề chi tiết và cụ thể. Doanh nghiệp sẽ càng dễ nắm bắt và đo lường mức độ khả thi của các hoạt động.
Mỗi mục tiêu trong công việc đều gắn liền với những chỉ số cụ thể. Việc xây dựng mục tiêu theo tiêu chí Measurable của SMART sẽ thể hiện mức độ tham vọng của bạn. Khi đặt mục tiêu công việc, phải xác định bản thân có thể hoàn thành hay không, đo lường mức độ hiệu quả để đánh giá kết quả dựa trên những con số thực tế.
Tính khả thi luôn đi kèm với việc đặt ra mục tiêu. Khả năng hoàn thành mục tiêu có mức độ khả thi hay không? Đó cũng là động lực tăng sự nỗ lực, cố gắng và thách thức giới hạn bản thân.
Xác định mục tiêu cá nhân có chung định hướng phát triển với công việc, lĩnh vực đang hoạt động. Mục tiêu cá nhân cùng cần sự phù hợp với sự phát triển chung của công ty. Trước khi tiến hành thực hiện, các mục tiêu có đáp ứng được các vấn đề mà bản thân phải đối mặt hay không.
Xây dựng mục tiêu bán hàng theo mô hình smart thì việc áp đặt thời gian hoàn thành mục tiêu sẽ gây áp lực đến mỗi cá nhân phải hoàn thành đúng deadline. Hơn thế nữa, việc thiết lập deadline công việc sẽ tạo tính kỷ luật và nâng cao năng suất của nhân viên.
Xem thêm: Case study: Tăng trưởng doanh số bán hàng vượt trội cùng Toro
Để minh họa cụ thể, cùng tìm hiểu tại Vinamilk, đội ngũ lãnh đạo công ty đã ứng dụng mô hình SMART để thiết lập mục tiêu ra sao:
Có chiến lược marketing cụ thể theo từng nhóm đối tượng khách hàng. Từ đó, việc triển khai marketing vừa có hiệu quả lại giúp tiết kiệm thời gian và ngân sách.
Đặt ra mức độ yêu cầu công việc cần đạt với mỗi vị trí nhân viên theo định kỳ (ngày/tuần/tháng).
Định hướng đúng đắn trong việc mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh từ các dòng sữa cơ bản. Thực hiện khảo sát thị trường định kỳ, để xuất hạng mục cần tập trung, đảm thu được lợi nhuận cao nhất với chi phí đầu tư tối ưu.
Đội ngũ R&D công ty không ngừng nghiên cứu cải tiến sản phẩm, ra mắt sản phẩm mới, phù hợp người tiêu dùng.
Có những mục tiêu lớn theo năm. Mục tiêu đó được chia nhỏ thành các hạng mục nhỏ, cần hoàn thành theo định kì quý/ tháng và các cấp độ thấp hơn.
Dưới đây là một ví dụ Coca cola ứng dụng vào chiến lược marketing của họ:
Tăng doanh số Coca-Cola tại Mỹ lên 10% trong vòng 1 năm.
Mục tiêu của Coca-Cola là tăng doanh số bán hàng của sản phẩm Coca-Cola trong thị trường Mỹ.
Đo lường bằng cách sử dụng doanh số bán hàng hàng tháng hoặc doanh thu tương ứng để đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu.
Coca-Cola đánh giá dựa trên tài nguyên và nguồn lực có sẵn, bao gồm ngân sách tiếp thị, quảng cáo và mạng lưới phân phối, để đảm bảo khả năng thực hiện.
Mục tiêu tăng doanh số bán hàng liên quan trực tiếp đến chiến lược tiếp thị và mục tiêu tổng thể của công ty.
Thời hạn cụ thể là trong vòng 1 năm, để tạo cam kết và định hướng cho trong quá trình thực hiện.
Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo thêm mô hình smart của cocoon, mô hình smart của nike.
Cùng với mạng lưới máy bán hàng tự động trên toàn quốc, TORO sẽ mang đến cơ hội tuyệt vời để xây dựng thương hiệu, nâng cao nhận thức và giới thiệu hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp.
Với màn hình LCD 32 inch độ phân giải cao, nội dung quảng cáo một cách trực quan và sinh động. Hiển thị nội dung quảng cáo +500 lần một ngày, từ 15 giây đến 30 giây mỗi vòng. Kết hợp quảng cáo với hình thức trưng bày sản phẩm. Trưng bày sản phẩm trong máy bán hàng tự động là như thế nào? Doanh nghiệp và TORO sẽ tiến hành hợp tác, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dựa trên thỏa thuận.
Dễ dàng tiếp cận với khách hàng
Quảng cáo tiết kiệm
Hỗ trợ setup theo yêu cầu
Tăng nhận diện thương hiệu
Máy bán hàng tự động hoàn toàn có thể trở thành một công cụ kết hợp 2 trong một: kênh phân phối và quảng cáo hoàn hảo, tiếp cận được khách hàng tiềm năng, tăng sale hiệu quả mà không cần đầu tư nhiều chi phí.
𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam
Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 19003009
Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine
Website:https://kootoro.com
Bình luận