Franchise là gì? Mô hình nhượng quyền thương hiệu là gì?

Hình thức nhượng quyền thương hiệu (franchise) đã không còn quá xa lạ đối với các hộ kinh doanh. Ngày này hình thức này rất phổ biến và dễ dàng bắt gặp trên thị trường .


Vậy khái niệm franchise là gì? Franchising là gì? Hình thức franchise là gì?...

Franchise là gì?

franchise-la-gi

Franchise là gì?

Franchise được định nghĩa là nhượng quyền kinh doanh. Franchise là việc cho phép cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh hàng hóa/dịch vụ theo mô hình kinh doanh đã có trước đó hoặc ở khu vực nào đó. Trong đó sẽ bao gồm 2 bên:

Bên nhượng quyền là Franchisor.

Nhiệm vụ của franchisor: là cung cấp đúng và đầy đủ, hỗ trợ cho cá nhân hay tổ chức kinh doanh gia nhập hệ thống đó.

Bên nhận nhượng quyền  là franchisee.

Franchisee cần bảo đảm: thực hiện theo đúng quy định, khuôn mẫu, cũng như những tiêu chuẩn được Franchisor để ra. Từ những cách trình bày, nội dung hàng hóa, dịch vụ, giá cả… đều phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Xem thêm: Máy bán cà phê tự động Toro - Tiện ích văn phòng hiện đại

Các loại hình thức franchise 

nhung-mo-hinh-kinh-doanh-franchise

Các loại hình thức franchise


Dưới đây là 4 hình thức thương hiệu nhượng quyền phổ biến:

1. Management Franchise - Mô hình franchise có tham gia quản lý

Không chỉ chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình, các công thức kinh doanh. Điểm khác biệt của mô hình franchise này là bên nhượng quyền sẽ cung cấp nhân sự trong việc quản lý và điều hành có trình độ, chuyên môn cho bên nhận nhượng quyền.

2. Full Business Format Franchise - Mô hình kinh doanh franchise toàn diện

Đối với mô hình này thì bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng các điều bao gồm:

  • Quy trình hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, các chính sách quản lý, hướng dẫn điều hành...

  • Những bí quyết về công nghệ sản xuất và kinh doanh.

  • Hệ thống nhận diện thương hiệu.

  • Các sản phẩm, dịch vụ.

Với hình thức này thì bên nhận nhượng quyền phải thanh toán hai khoản phí cơ bản:

  • Phí nhượng quyền ban đầu (upfront fee)

  • Phí hoạt động (royalty fee)

3. Equity Franchise - Mô hình franchise có tham gia đầu tư vốn

Equity franchise là hình thức mà bên nhượng quyền có đầu tư vốn với một tỉ lệ nhỏ theo hình thức liên doanh để có quyền tham gia việc kiểm soát hệ thống. Với cách làm này, bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp chiếm tỉ lệ không nhiều.

4. Non-Business Format Franchise - Mô hình kinh doanh franchise không toàn diện

Non-business format franchise mang nguyên tắc quản lý đơn giản hơn rất nhiều so với các hình thức khác. Bao gồm những mô hình phổ biến như sau:

  • Product distribution franchise - Nhượng quyền về mặt phân phối các sản phẩm, dịch vụ.

  • Marketing franchise - Nhượng quyền công thức về sản xuất và tiếp thị

  • Brand franchise hay Trademark license - Nhượng quyền về mặt  thương hiệu.

Xem thêm: Máy bán kẹo bông khổng lồ tự động thông minh Kootoro

Lợi ích của mô hình franchise

Đối với franchisor (bên nhượng quyền)

  • Chủ thương hiệu sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể

  • Mô hình franchise giúp bên nhượng quyền nhanh chóng mở rộng được quy mô kinh doanh.

  • Nhượng quyền giúp doanh nghiệp gia tăng một số nguồn thu bên cạnh khoản doanh thu cố định. Nguồn thu này có tính ổn định và ít rủi ro hơn.

  • Gia tăng, mở rộng sự thành công và nổi tiếng của thương hiệu, giúp thương hiệu có mặt mọi nơi được nhiều khách hàng biết đến hơn.

Đối với franchisee (bên nhận nhượng quyền)

  • Tận dụng được lợi thế sẵn có về thương hiệu: khách hàng, quy trình sản xuất, mô hình quản lý…

  •  Nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ và tư vấn từ bên nhượng quyền.

  • Giảm rủi ro và dễ thành công hơn trong hoạt động kinh doanh, nhất là các nhà đầu tư có ít vốn.

Quy trình nhượng quyền thương hiệu (phía người bán)

quy-trinh-nhuong-quyen-mo-hinh-franchise

Quy trình nhượng quyền thương hiệu (phía người bán)

Những công đoạn để một đơn vị franchises là gì? Cách quản lý mô hình franchise như thế nào? Quy trình thương hiệu nhượng quyền ra sao?

Bước 1: Phân tích đánh giá tiềm năng

Người bán phải nắm rõ về mô hình kinh doanh của mình. Đảm bảo được các tiêu chí quan trọng: thương hiệu phải được nhiều người yêu thích, dự trù chi phí sinh lợi và tỉ lệ thu hồi vốn. Đặc biệt, mô hình phải có khả năng tăng trưởng được trên thị trường.

Bước 2: Tiêu chuẩn hóa mọi quy trình

Doanh nghiệp muốn nhượng quyền thương hiệu cần nắm và hiểu rõ mọi hoạt động kinh doanh. Từ đó, đưa mọi thứ thành một quy trình bao gồm: quy định, quy tắc và các nội dung khác của cửa hàng. Tiêu chuẩn hóa mặt nhận diện thương hiệu như: logo sản phẩm/dịch vụ, quy định về sản phẩm/dịch vụ, màu sắc chủ đạo, thiết kế nội thất và không gian quán ….

Bước 3: Hiểu và thực hiện các thủ tục pháp lý

Doanh nghiệp muốn nhượng quyền nên thuê riêng một đơn vị cố vấn về luật pháp uy tín để hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý. Chuẩn bị sẵn những bảng báo cáo tài chính về mô hình sản phẩm/dịch vụ để nhượng quyền.

Bước 4: Chính sách và chi phí mô hình nhượng quyền thương hiệu

Doanh nghiệp niêm yết rõ ràng các điều kiện, chính sách, chi phí và tỉ lệ bản quyền, thời hạn cho mỗi hợp đồng, điều kiện cần có đối với bên được nhượng quyền như: vị trí địa lý, mặt bằng thuê, nhận sự, máy móc…

Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục

Bên doanh nghiệp nhượng quyền nên chủ động chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hợp đồng nhượng quyền và mô hình sản phẩm/dịch vụ liên quan để đăng ký nhượng quyền.

Bước 6: Thành lập một đội ngũ quản lý

Doanh nghiệp nhượng quyền nên có một đội ngũ riêng để quản lý công việc nhượng quyền và bán quyền Bộ phận này sẽ phụ trách tư vấn cho các khách hàng cũng như các nhà đầu tư một cách nhanh chóng.

Bước 7: Đào tạo, hỗ trợ

Phía bên nhượng quyền có trách nhiệm phải đào tạo, hỗ trợ cho các đại lý nhượng quyền kinh doanh liên tục xuyên suốt. Bên cạnh đó, phía nhượng quyền có thể hỗ trợ các chương trình quảng cáo chi nhánh mới, báo cáo kinh doanh của từng địa điểm bán và bảo đảm chất lượng đồng đều tại các đại lý.

Xem thêm: Booth là gì? Thiết kế booth triển lãm, booth sự kiện thu hút

Kinh doanh mô hình franchise thêm năng suất với máy bán hàng Kootoro

nhung-co-hoi-franchise-la-gi

Kinh doanh mô hình franchise thêm năng suất với máy bán hàng Kootoro

Máy bán hàng tự động Kootoro đặc biệt phù hợp với  mô hình Product distribution franchise (Nhượng quyền về mặt phân phối các sản phẩm). Bên nhận nhượng quyền có thể dùng máy bán hàng tự động như một kênh phân phối hữu dụng, giúp tiết kiệm chi phí và hạn chế nhân công.

Máy bán hàng tự động với kích thước nhỏ gọn. Hệ thống quản lý bán hàng thông minh:

  • Báo cáo giao dịch và doanh thu theo thời gian thực
  • Quản lý tồn kho
  • Nhập kho chính xác giúp kiểm soát dễ dàng.
  • Triển khai các chương trình khuyến mãi đa dạng và nhanh chóng.
  • Đặc biệt là khâu thanh toán vô cùng tiện lợi: từ tiền mặt, các ví điện tử thông dụng hay thanh toán thẻ ngân hàng/visa/master qua máy POS.

Để đạt hiệu quả tối đa cho mô hình nhượng quyền, máy bán hàng tự động sẽ giúp bạn!



𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan

Franchise là gì? Mô hình nhượng quyền thương hiệu là gì?