Hiệu ứng chim mồi là gì? Hiệu ứng chim mồi trong marketing

Hiệu ứng chim mồi hay là cách để đưa ra một mồi nhử cho khách hàng, được áp dụng rất phổ biến trong kinh doanh. Cùng Kootoro tìm hiểu ngay!

Hiệu ứng chim mồi hay là cách để đưa ra một mồi nhử cho khách hàng, được áp dụng rất phổ biến trong kinh doanh. Chim mồi hướng khách hàng đến mong muốn của doanh nghiệp mà khách hàng vẫn vui vẻ chấp nhận và tự quyết định loại hàng mình muốn.

Hiệu ứng chim mồi là gì?

hieu-ung-chim-moi-la-gi

Hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi đơn giản là khi khách hàng đối mặt với sự lựa chọn thứ ba (sản phẩm chim mồi), khách thường có xu hướng dễ chấp nhận sản phẩm/dịch vụ có giá cao hơn. Về bản chất, tùy chọn thứ ba có vẻ đắt nhưng giá trị mang lại rất kém. Điều này khiến cho mức tùy chọn thứ hai bị bỏ qua trước đó thì đột nhiên trở nên hấp dẫn hơn nhiều và có giá trị tốt hơn.

Sự xuất hiện của một chim mồi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của khách hàng theo hướng có lợi cho người bán. Trên thực tế, khi chỉ đối mặt với 2 sự lựa chọn, khách hàng thường tốn rất nhiều thời gian cân đo đong đếm quyết định giữa sản phẩm/dịch vụ chất lượng hơn với giá cao và sản phẩm/dịch vụ chất lượng không bằng nhưng có thể tiết kiệm. Đứng trước tình huống nan giải trên, khách hàng thường “nhát tay” chọn sản phẩm/dịch vụ rẻ hơn, với tư duy muốn tiết kiệm trong tương lai. Một quyết định tốt về mặt tài chính cá nhân nhưng không phải là kết quả mà người bán hàng nào mong muốn.

Đó chính là lý do chiến thuật chim mồi xuất hiện. Thay vì chỉ có hai sự lựa chọn, sự xuất hiện của một chim mồi sẽ điều hướng khách hàng theo hướng có lợi hơn cho người bán. Hiệu ứng này nhằm nâng cao giá trị sản phẩm có giá cao trong mắt người tiêu dùng. Các chim mồi không hề bổ sung thêm sự lựa chọn cho khách hàng lại đẩy các “thượng đế” đến quyết định chi nhiều tiền hơn mức cần thiết.

Xem thêm: Hiệu ứng mỏ neo là gì? Hiệu ứng mỏ neo trong kinh doanh

Ví dụ hiệu ứng chim mồi

Để có cái nhìn sâu hơn về hiệu ứng chim mồi. Dưới đây là một ví dụ thực hiện vào năm 2010. Cuộc thực nghiệm đã cung cấp 3 gói sản phẩm trên 100 bạn sinh viên. 100 sinh viên này cần lựa chọn 1 trong 3 gói đó.

  • Gói 1: Báo online có giá 1.500.000 VNĐ/năm.

  • Gói 2: Báo giấy có giá 3.000.000 VNĐ/năm.

  • Gói 3: Báo tổng hợp (cả online và giấy), với giá ưu đãi 3.500.000 VNĐ/năm.

Sau cuộc thực nghiệm, kết quả thu về như sau: Gói 1 có 18 người lựa chọn, gói 3 có số lượng người chọn mua cao nhất là 82 và gói số 2 không ai chọn.

Tiếp theo đó, gói 2 được loại ra và tiếp tục thực hiện khảo sát trên 100 người khác. Cuối cùng thu được kết quả là 32 người chọn gói 3 và 68 người lựa chọn gói 1.

Có thể thấy rằng gói 2 đã hoàn thành tốt vai trò sản phẩm chim mồi của mình khi được tung ra. Doanh thu có thể con số cao hơn nhiều so với việc nếu chỉ cung cấp gói 1 và 3.

Ứng dụng hiệu ứng chim mồi trong marketing

hieu-ung-chim-moi-trong-marketing

Quy luật 100

Quy luật 100 là một cách thể hiện khác của hiệu ứng chim mồi, thường xuất hiện trong các các dịp khuyến mãi, giảm giá. Quy luật này dựa trên tâm lý của con người, rất dễ bị ấn tượng bởi những con số lớn hơn.

Theo quy luật này, nếu số tiền giảm giá cho một sản phẩm khuyến mãi có trị giá tính theo hàng trăm nghìn đồng thì chính sách giảm giá sẽ được niêm yết theo tỷ lệ phần trăm. Ngược lại, nếu số tiền giảm ở mức vài triệu trở lên thì sẽ dùng đơn vị số tiền để thể hiện.

Ví dụ: giảm giá 35% cho một sản phẩm trị giá 500.000 đồng thay vì giảm 175.000 đồng.

Khách hàng là người lựa chọn

Các doanh nghiệp đưa ra nhiều loại giá cùng các dòng sản phẩm khác nhau để khách hàng thoải mái lựa chọn. Điều này tạo điều kiện để khách hàng có thể lựa chọn theo sở thích của mình. Hiệu ứng này tạo ra tâm lý cho khách hàng rằng họ đã chọn mua được sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý. Rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực áp dụng như: 

  • Thương hiệu đồ ăn nhanh

  • Các lớp tập gym

  • Các loại hàng điện tử

  • Các gói spa làm đẹp v.v.. 

Hiệu ứng mồi trong marketing là đánh lừa sự lựa chọn

Ví dụ: Các nhân viên các dịch vụ spa thư giãn đưa ra các gói dịch vụ sau:

  • Gói 1: Chỉ tập gội đầu: 150.000 đồng/ lần

  • Gói 2: Chỉ xoa bóp vai gáy: 250.000 đồng/ lần

  • Gói 3: Vừa gội đầu vừa xoa bóp vai gáy: 320.000 đồng/lần

Với trường hợp này, khách hàng sẽ có xu hướng chọn gói 3 bởi họ có thể sở hữu cả hai dịch vụ với chi phí rẻ hơn. Sản phẩm chim mồi rất hiệu quả đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Áp dụng hiệu ứng chim mồi mang lại doanh thu không hề nhỏ, khách hàng sẽ hướng đến sản phẩm mục tiêu.

Con số bên trái

Chiến thuật con số bên trái trong hiệu ứng chim mồi dựa trên tâm lý nhận thức của con người. Chiến lược dựa trên con số để tác động đến suy nghĩ và hành vi mua sắm của khách hàng.

Lựa chọn "chim mồi" tạo ra một điểm là cơ sở tham chiếu cho khách hàng. Khi so sánh với lựa chọn này, "lựa chọn chính" sẽ trở nên hấp dẫn, có giá trị hơn. Điều này dựa trên xu hướng đánh giá các con số theo chữ số đầu tiên. Ví dụ, khi so sánh giữa 198.000 đồng và 200.000 đồng, khách hàng thường sẽ chọn 198.000 đồng, mặc dù chỉ chênh lệch 2.000 đồng.

Cách ứng dụng hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh  

Chim mồi đối với chiến lược giá có tác động rất lớn tới hành vi mua hàng của khách hàng. Một số cách mà doanh nghiệp có thể áp dụng hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh:

Sản phẩm mục tiêu: 

Là sản phẩm mà doanh nghiệp muốn khách hàng chi trả. Chứa nhiều lợi ích, tính năng nổi bật so với các sản phẩm khác, với mức giá cao hơn.

Tạo mồi nhử (chim mồi):

 Mồi nhử này giúp sản phẩm mục tiêu trở nên nổi bật.

Đưa ra 3 lựa chọn:

Sản phẩm/ dịch vụ mồi nhử có giá gần với sản phẩm mục tiêu hoặc chỉ thấp hơn một chút so với sản phẩm mục tiêu. Cung cấp 3 lựa chọn với mục đích khiến tâm lý khách hàng cảm thấy chỉ cần bỏ thêm một số chi phí nhỏ nữa là được một sản phẩm tốt và hoàn mỹ hơn nhiều.

Doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược định giá của mình và xác định sản phẩm nào phù hợp. Đổi lại, nên xem giá của đối thủ cạnh tranh và họ có áp dụng chiến thuật định giá tâm lý hay không. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể dự đoán trước động thái của đối thủ và tối ưu hóa lợi nhuận.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng hiệu ứng chim mồi cần được thực hiện với trách nhiệm và đạo đức. Việc lạm dụng có thể dẫn đến sự mất lòng tin của khách hàng hoặc công chúng.

Tăng trưởng doanh thu với hình thức hợp tác ký gửi - quảng cáo sản phẩm!

Để tăng trưởng doanh thu và tồn tại trong thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp ngày càng phải thấu hiểu, nhạy bén để tiếp cận khách hàng trước các đối thủ.

Trước đây, khi việc phân phối và bán sản phẩm còn khá đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần đưa hàng hóa của mình vào các nhà phân phối, đại lý, điểm bán trên kênh GT hoặc MT. Tuy nhiên ngày nay, người tiêu dùng tiếp cận với nhiều kênh phân phối khác nhau, nhiều xu hướng mua hàng mới nên rất khó nắm bắt.

Vì vậy, doanh nghiệp sản xuất cần quan tâm và lắng nghe người tiêu dùng cuối. Hình thức ký gửi sản phẩm vào máy bán hàng tự động giúp mở rộng và tối ưu thêm nhiều hình thức phân phối làm sao để khách hàng tiện dụng nhất.

-giai-phap-tang-truong-ban-hang-toi-uu

Xem thêm: Case study: Tăng trưởng doanh số bán hàng vượt trội cùng Toro

Với hình thức ký gửi và quảng cáo sản phẩm ngay trên máy bán hàng tự động, doanh nghiệp hạn chế chi phí tồn kho, chi phí nhân lực. Sản phẩm ký gửi luôn được trưng bày sạch đẹp, ngay ngắn theo quy chuẩn. Mức giá đồng bộ, dễ kiểm soát. Quảng cáo ngay tại máy bán hàng tự động, thúc đẩy khách hàng mua hàng ngay tại máy. Đây là một hình thức phân phối sản phẩm vô cùng tiện lợi.

Tất cả quá trình mua bán đều được kiểm soát trong qua hệ thống quản lý theo thời gian thực. Toro chung cấp nhiều hình thức hợp tác, với mức ưu đãi phù hợp cho từng doanh nghiệp.


𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

quang-cao-lcd-2000x600--1-


Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan