Thâm nhập thị trường là gì? Chiến lược xâm nhập thị trường

Thâm nhập thị trường là gì? Cùng Kootoro tìm hiểu các chiến lược xâm nhập thị trường phổ biến hiện nay

Thâm nhập thị trường là gì?

tham-nhap-thi-truong-la-gi--chien-luoc-xam-nhap-thi-truong

Thâm nhập thị trường (Market penetration) là quá trình doanh nghiệp bán sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường hoàn toàn mới. Mức độ hiệu quả của kế hoạch dựa theo tổng số lượng sản phẩm mà khách hàng sử dụng so với quy mô thị trường mục tiêu. Điều này được tính trên nhiều lĩnh vực hay hình thức hoạt động khác nhau, bao gồm cả thị trường trong nước và quốc tế.

Xem thêm: Marketing thương mại là gì? Cách tiếp thị thương mại phổ biến

Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?

Chiến lược thâm nhập thị trường là phương thức để doanh nghiệp đánh giá mức độ tiềm năng của thị trường mới và xác định vị trí của doanh nghiệp để từ đó làm cơ sở nhận định xem tỉ lệ đạt được thị phần thông qua các chiến lược kinh doanh có nhiều cơ hội hay không. Nếu tổng thị trường lớn, có nhiều tiềm năng phát triển thì các doanh nghiệp mới tham gia sẽ dễ dàng chiếm được thị phần, ngược lại thị trường cạnh tranh và bão hòa thì các doanh nghiệp khó tăng trưởng doanh thu.

Thâm nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức, tài nguyên và có một chiến lược kinh doanh cụ thể. Bước đầu phải nghiên cứu để tìm hiểu về thị trường mới, đặc điểm kinh doanh, văn hóa, đối thủ, nhu cầu của khách hàng, rủi ro, luật pháp và quy định… Sau đó, doanh nghiệp cần một chiến lược thâm nhập thị trường đúng đắn bao gồm các sản phẩm/dịch vụ, xác định kênh phân phối, phương tiện tiếp cận, giá cả, quảng cáo truyền thông...

Xem thêm: Phân tích thị trường là gì? Cách phân tích thị trường

Các chiến lược xâm nhập thị trường phổ biến hiện nay

Để có thể thâm nhập thị trường thành công, doanh nghiệp phải lựa chọn và triển khai những chiến lược phù hợp. Một số cách thâm nhập thị trường phổ biến có thể tham khảo:

Định giá thâm nhập thị trường

Định giá thâm nhập thị trường (Penetration Pricing) áp dụng khi doanh nghiệp chuẩn bị tung ra thị trường một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Đặc biệt thích hợp sản phẩm/dịch vụ mang tính đại trà, ít sự khác biệt, thị trường phân phối rộng, khách hàng mục tiêu đa dạng…

Định giá thâm nhập thị trường sẽ định mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ thấp hơn so với mức giá phổ biến trên thị trường ở thời điểm hiện tại.

Tác dụng của việc sử dụng chiến lược thâm nhập nhanh này chính là khuyến khích người mua nhằm nhanh chóng mở rộng thị trường, tăng mức độ tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ đóa sản phẩm được thị trường chấp nhận và chiếm được thị phần lớn, xa hơn có thể dẫn đầu thị trường.

Chiến lược định giá thâm nhập thị trường thường được áp dụng bởi doanh nghiệp có quy mô lớn. Doanh nghiệp có khả năng sản xuất càng nhiều giúp giá thành đơn vị sẽ càng thấp, cản trở sự phát triển hay thâm nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh.

Điểm trừ là việc tăng giá sẽ khó hoặc phải luôn giữ mức giá. Vì thế doanh nghiệp phải có phương án và định liệu về các khoản chi phí kĩ càng trước khi tiến hành.

Điều chỉnh giá (tăng hoặc giảm giá)

Chiến lược giá là việc triển khai các phương án về giá, thông qua việc áp dụng một mức giá hợp lý tại một thời điểm xác định giúp cho doanh nghiệp đạt được một hay nhiều mục tiêu marketing.

Tùy thuộc vào tình hình của thị trường mà doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn tăng giá hoặc giảm giá. Dù lựa chọn hình thức nào thì đều phải dự tính phản ứng của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh

Chiến lược chủ động tăng giá

Nếu cầu lớn hơn cung thì sẽ có kế hoạch tăng giá dịch vụ hoặc sản phẩm để thu về mức lợi nhuận cao hơn. Cũng có những trường hợp doanh nghiệp chủ động tăng giá do giá nguyên liệu đầu vào tăng hoặc sự thay đổi trong chiến lược định vị sản phẩm.

Chiến lược chủ động tăng giá luôn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của khách. Do đó, doanh nghiệp khi áp dụng chiến lược tăng giá nên kèm theo các ưu đãi như miễn phí dịch vụ kèm theo hoặc tặng kèm sản phẩm để giữ vững thị phần.

Chiến lược chủ động giảm giá

Chiến lực này được xem xét quyết định khi nguồn cung lớn hơn cầu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác. Một số doanh nghiệp vẫn áp dụng chiến lược giảm giá, mục đích chính là gia tăng thị phần, hạ gục đối thủ cạnh tranh, thống lĩnh thị phần.

Tuy nhiên, chiến lược giảm giá đa phần sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu tổn thất về lợi nhuận. Chưa kể, điều này còn tác động đến nhận thức khách hàng (tiêu cực) về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Tăng cường quảng cáo

Tăng cường quảng cáo là các hình thức quảng cáo bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách rộng rãi.

Các phương thức thâm nhập thị trường thường được sử dụng như: biển quảng cáo, băng rôn, báo in, truyền hình, truyền thông… Sử dụng kỹ thuật tiếp thị có tính năng đột phá, sáng tạo để tăng hiệu quả truyền thông. Ví dụ về chiến lược quảng cáo để thâm nhập thị trường bằng phương thức này như: milo, Vnpay, lipovitan v.v…..

Mở rộng kênh phân phối

Các loại hình kênh phân phối ngày càng đa dạng và thay đổi không ngừng về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người mua hàng. Việc lựa chọn đúng và tăng cường các kênh phân phối sẽ giúp doanh nghiệp có được chiến lược phù hợp để “đưa” hàng về tay người tiêu dùng một cách tốt nhất.

Mỗi kênh phân phối sẽ có những đặc điểm riêng theo từng lĩnh vực khác nhau. Những kênh phân phối phổ biến cần phải quan tâm và tìm hiểu:

Kênh tiêu dùng trực tiếp

Nhà sản xuất bán sản phẩm trực tiếp đến người dùng cuối cùng.

Kênh phân phối truyền thống 

Đây là kênh phân phối phủ rộng, bao gồm nhiều cấp bậc từ nhà bán sỉ, đến nhà bán lẻ cuối cùng là tới tay của người tiêu dùng. Bằng cách thông qua các điểm bán hàng như: Đại lý, siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa,…

Kênh phân phối hỗn hợp 

Bao gồm 2 bênh kể trên để tạo ra một hệ thống phân phối đa dạng thống nhất, tăng tối đa các điểm chạm với khách hàng.

Cải tiến sản phẩm

Cải tiến sản phẩm bao gồm: Cải tiến kiểu dáng, cải tiến tính năng và cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu thay đổi của thị trường. Đây cũng là một trong các chiến lược rất hiệu quả, mang lại chu kỳ sống của sản phẩm một cách lâu dài, giúp doanh nghiệp có doanh thu ổn định. Ví dụ: các mặt hàng điện tử Apple, Samsung, Amazon.

Liên minh chiến lược với doanh nghiệp trong ngành

Liên minh chiến lược là sự hợp tác của các công ty hoặc đối tác cùng chung một thị trường mục tiêu, có những sản phẩm/dịch vụ tương đồng nhau. Mục đích của liên minh chiến lược là tạo ra sức mạnh chung, gia tăng lợi thế cạnh tranh với những đối thủ ngoài “nhóm liên minh”.

Ngoài tác dụng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dễ dàng hơn, ít rủi ro hơn. Chiến lược này còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Tiếp cận thị trường mới với sản phẩm mới, giảm chi phí và rủi ro của chiến lược

  • Mở rộng sang thị trường quốc tế, có lợi từ tính kinh tế theo quy mô

  • Mở kênh phân phối mới

  • Truy cập công nghệ mới

  • Tăng độ độ tin cậy và uy tín

Cách xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường mới

Chiến lược thâm nhập thị trường không phải là điều dễ dàng. Kể cả với những doanh nghiệp có nguồn lực mạnh. Vậy nên, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược khoa học, hợp lý. Dưới đây là 8 bước cơ bản, giúp doanh nghiệp để xây dựng một chiến lược thành công:

  • Bước 1: Nghiên cứu quy mô thị trường muốn thâm nhập

  • Bước 2: Xác định rõ phân khúc thị trường muốn nhắm đến

  • Bước 3: Lựa chọn chính xác thị trường mục tiêu

  • Bước 4: Định vị sản phẩm

  • Bước 5: Định giá sản phẩm

  • Bước 6: Lựa chọn chiến lược thâm nhập phù hợp vs điều kiện

  • Bước 7: Triển khai marketing gia tăng thị phần

  • Bước 8: Khảo sát, đánh giá phản hồi của khách hàng và cải thiện sản phẩm

Tăng nhận diên thương hiệu - mở rộng kênh phân phối cùng TORO

Thông thường để tiến hành tăng nhận diện thương hiệu và mở rộng kênh phân phối, các doanh nghiệp cần tốn rất nhiều chi phí và nguồn nhân lực. Ngoài ra, cần bảo đảm hai chiến lược này có thể chạy song hành, đồng bộ và thống nhất với nhau.

Máy bán hàng tự động mở ra một hướng mới, giúp quá trình thâm nhập thị trường của doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Đến với chúng tôi, doanh nghiệp sẽ được tư vấn các hình thức phân phối phù hợp. Một số hình thức hợp tác về mặt phân phối như: thuê khay để trưng bày sản phẩm, ký gửi sản phẩm bên trong máy, thuê toàn bộ máy để đưa sản phẩm vào v.v… Tất cả các hình thức trên đều đem lại mức độ hiểu quả nhất định, gia tăng sản lượng và doanh thu cho doanh nghiệp.

Các mặt hàng đặt vào bên trong máy rất đa dạng từ các sản phẩm nước uống, bánh snack, các sản phẩm tốt cho sức khỏe, đến các mặt hàng thiết yếu, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hàng điện tử v.v…. Chúng tôi cung cấp phần mềm quản lý, báo cáo online, quản lý trưng bày, theo dõi hàng tồn… Giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt lượng sản phẩm bán ra.

Song song với việc phân phối sản phẩm, để tăng độ nhận diện thương hiệu, TORO cung cấp hình thức quảng cáo thông qua màn hình cảm ứng LCD và dán skin máy. Đây là hai hình thức hỗ trợ rất tốt cho việc push sale theo cấp số nhân.

TORO chào đón mọi doanh nghiệp, mở ra một phương thức mới để tiếp cận khách hàng với chi phí hợp lý và hiệu quả dài lâu.


𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

quang-cao-lcd-2000x600--1-

Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan

Thâm nhập thị trường là gì? Chiến lược xâm nhập thị trường