Vậy STP là gì? Cùng Kootoro tìm hiểu chiến lược stp trong marketing bạn nhé!
STP là gì?
STP là khái niệm được kết hợp từ 3 chữ cái đầu tiên của 3 từ: Segmentation, Targeting và Positioning. STP marketing là một phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp xác định chính xác phân khúc thị trường. Nhờ đó lựa chọn thị trường mục tiêu mà mình có lợi thế cạnh tranh cao nhất và định vị thương hiệu thành công.
Chiến lược STP đòi hỏi doanh nghiệp tập trung các nguồn lực của mình để chú trọng khai thác vào một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Từ đó, tạo ra các chiến lược Marketing phù hợp với thị trường mục tiêu. Cũng như xây dựng và phát triển thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Xem thêm: Phân tích thị trường là gì? Cách phân tích thị trường
Marketing STP là marketing gì? Một chiến lược STP sẽ gồm 3 yếu tố chính:
Bước đầu tiên STP trong marketing là giai đoạn phân khúc thị trường. Phân khúc thị trường sẽ phân chia khách hàng trong thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ khác nhau. Mục tiêu chính ở đây là tạo ra nhiều phân khúc khách hàng dựa trên các tiêu chí và đặc điểm cụ thể phù hợp với doanh nghiệp.
Segmentation ( Phân khúc thị trường )
Targeting ( Thị trường mục tiêu )
Hoàn thành xong bước phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần triển khai phân tích và xác định thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu chính là những khách hàng tiềm năng, thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
STP trong marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ về thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp có thể nhận biết chính xác khách hàng có nguyện vọng như thế nào về các sản phẩm / dịch vụ đang cung cấp. Chiến lược STP làm gia tăng lợi thế cạnh tranh và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Tập trung toàn bộ các nguồn lực vào một phân đoạn thị trường cụ thể được đánh giá là có lợi thế và mang lại lợi nhuận cao nhất.
Chọn lọc một số phân khúc thị trường tiềm năng, phù hợp với định hướng và quy mô hiện tại của doanh nghiệp.
Xác định một thị trường mục tiêu duy nhất và phát triển nhiều dòng sản phẩm khác nhau đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường này.
Tăng độ bao phủ toàn bộ thị trường với các chiến lược Marketing không phân biệt.
Positioning ( Định vị thương hiệu )
Định vị thương hiệu trong STP là các hoạt động tạo cho sản phẩm cũng như thương hiệu DN có một vị trí nhất định. Tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trong ngành, trong tâm trí của khách hàng.
Ở giai đoạn này, DN phải thể hiện được sự khác biệt sản phẩm/dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh. Xây dựng và phát triển thương hiệu là một quá trình lâu dài, và tiêu tốn rất nhiều chi phí cũng như nguồn lực. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn xa cùng một chiến lược nhận diện rõ ràng để thương hiệu thâm nhập vào nhận thức của khách hàng.
Các yếu tố có thể giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh khi định vị thương hiệu:
Tạo niềm tin từ khách hàng qua các đặc điểm mang tính biểu tượng: logo, màu sắc chủ đạo, cá tính
Sản phẩm sẽ giải quyết vấn đề của khách hàng và cung cấp cho họ những lợi ích thực sự.
Quan tâm đến tính kết nối cảm xúc mà khách hàng có với sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn.
Kết hợp đầy đủ 3 yếu tố kể trên sẽ mang đến mức độ định vị sản phẩm thành công nhất. Đây là một điều cần hết sức lưu ý khi thực hiện chiến lược STP cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Mục tiêu của marketing là gì? Xác định mục tiêu marketing
Khi áp dụng STP, doanh nghiệp sẽ không cần tập trung vào quá nhiều nhóm khách hàng. Nhờ vào STP trong marketing họ sẽ có sự chọn lọc kỹ lưỡng, nhắm đến những khách hàng mục tiêu cụ thể. Do đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược STP Marketing thu hút nhóm khách hàng này.
Truyền tải các thông điệp quảng cáo và tiến hành các phương thức tiếp thị thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cung cấp và cải tiến các mẫu sản phẩm, dịch vụ và thuyết phục được người tiêu dùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Hiện nay, bất kì loại hình kinh doanh nào cũng mang tính cạnh tranh cao. Ngoài các đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp cần thuyết phục hiệu quả người mua, khuyến khích họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của bạn..
Phân tích STP, doanh nghiệp có thể nắm rõ được thị trường, khách hàng, định vị thương hiệu. Mục tiêu cao nhất là gia tăng doanh số.
Tùy mỗi nhóm khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trường có những nhu cầu riêng biệt. Do đó, khi xác định được tiêu chí thì doanh có thể dễ dàng thực hiện kế hoạch tiếp thị tương ứng để thu hút khách hàng.
Xem thêm: Proposal là gì? Cách làm proposal chuyên nghiệp
Máy bán hàng tự động TORO hội đủ các yếu tố STP giúp cho chiến dịch quảng bá của bạn trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Cùng phân tích các yếu tố STP của máy bán hàng tự động
Tùy vào vị trí đặt máy bán hàng tự động, doanh nghiệp có thể xác định nhân khẩu học tại khu vực đó như: giới tính, trình độ và nghề nghiệp,...
VD: tại các trường đại học khách hàng từ 20-25 tuổi, các văn phòng công ty, khu công nghiệp sẽ có trình độ và nghề nghiệp tương tự nhau…...
Xây dựng các chương trình khảo sát nhận quà trên máy bán hàng tự động giúp doanh nghiệp có thể nhận biết nguyện vọng khách hàng về các sản phẩm / dịch vụ đang cung cấp. Doanh nghiệp tập trung toàn bộ các nguồn lực vào một phân đoạn thị trường cụ thể vừa tiết kiệm và mang lại lợi nhuận cao nhất.
Quảng cáo dán skin toàn máy hoặc chạy quảng cáo trên màn hình LCD là định vị rất tốt. Doanh nghiệp cần thể hiện được sự khác biệt giữa sản phẩm/dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Máy bán hàng tự động mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp. Giúp các chiến dịch marketing trở nên chính xác và lan rộng được đến khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng. Chi phí tiết kiệm, thời gian triển khai nhanh chính là lợi điểm máy bán hàng tự động mang lại cho doanh nghiệp.
𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam
Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 19003009
Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine
Website:https://kootoro.com
Bình luận