Mô hình phân phối là gì? Các mô hình kinh doanh phân phối

Mô hình phân phối là gì? Có các loại mô hình phân phối sản phẩm phổ biến hiện nay? Cùng Kootoro tìm hiểu hình thức mở rộng kênh phân phối với máy bán hàng tự động TORO!

Mô hình phân phối là gì?

Mô hình phân phối chính là mô hình bán hàng của nhà sản xuất. Nhà sản xuất thiết lập các kênh bán hàng khác nhau tùy theo đối tượng khách hàng. Thông qua kênh phân phối phù hợp để đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh cụ thể.

mo-hinh-phan-phoi-la-gi

Mô hình phân phối bao gồm bất kỳ doanh nghiệp hoặc cá nhân được quyền sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ hỗ trợ chuyển giao quyền sở hữu trong việc đưa hàng hóa hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên nhà phân phối và các nhà phụ trợ sẽ không nằm trong mô hình phân phối.

So với hình thức bán hàng trực tiếp thì triển khai mô hình phân phối sản phẩm sẽ có mức đầu tư ít hơn nhưng mang lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời giúp yêu cầu thấp hơn về nguồn nhân lực và khả năng quản lý của nhà sản xuất nên có tính ứng dụng và phổ biến cao.

Xem thêm: Marketing thương mại là gì? Cách tiếp thị thương mại phổ biến

Tổng hợp mô hình phân phối sản phẩm phổ biến hiện nay

1. Mô hình phân phối trực tiếp

Mô hình kinh doanh nhà phân phối trực tiếp sẽ đưa sản phẩm đến tay khách hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Một số doanh nghiệp đang lựa chọn các phương pháp tiếp cận hiện đại như: internet, các nền tảng thương mại điện tử, phương thức này cho phép người tiêu dùng thanh toán trực tuyến. Hướng đến tập khách hàng hiện đại, am hiểu về công nghệ, muốn giao dịch thuận tiện.

Một số kênh phân phối trực tiếp không thể bỏ qua như bán hàng qua điện thoại, bán hàng thực địa, qua ứng dụng, website,…

Khi áp dụng phân phối không thông qua trung gian, doanh nghiệp sẽ có quyền sở hữu, xây dựng và quản lý trải nghiệm trong suốt quy trình mua sản phẩm của khách hàng. Điều này có lợi cho quá trình thúc đẩy chuyển đổi và gia tăng lòng trung thành của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, mô hình phân phối này đòi hỏi đầu tư lớn, kho bãi, phương tiện vận chuyển riêng và đội ngũ nhân sự lớn để vận hành. Bên cạnh đó, nhà phân phối trực tiếp cùng có những sự hạn chế nhất định trong việc mở rộng phạm vi phân phối về mặt địa lý cũng như trên các phân khúc thị trường khác nhau.

2. Mô hình kinh doanh phân phối gián tiếp

Ngược lại với phân phối trực tiếp là mô hình phân phối gián tiếp. Khi đó doanh nghiệp hợp tác với bên thứ ba để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Các bên thứ ba này là trung gian phân phối, như các nhà bán lẻ, bán buôn, người nhượng quyền, nhà phân phối hơn hoặc nhà môi giới.

Phân phối gián tiếp có mục tiêu đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh chóng dựa trên thói quen và sở thích của khách hàng. Đối với các mô hình gián tiếp, các công ty cần đơn vị bên thứ ba trong chuỗi cung ứng như các trung gian phân phối.

Mô hình phân phối gián tiếp giúp doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi của họ. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tận dụng kinh nghiệm của các trung gian phân phối để xâm nhập đưa sản phẩm vào thị trường, chia sẻ rủi ro kinh doanh, …

Với các khoản chi phí cho từng phân đoạn của quy trình bán hàng, giá hàng hóa có thể cao hơn so với phân phối trực tiếp. Giao vận hàng hóa cũng có thể gián đoạn qua nhiều khâu. Theo đó, với cách thức này mặc dù doanh nghiệp phải chia một phần lợi nhuận cho các kênh đối tác nhưng đổi lại có thể tiết kiệm được chi phí và vốn, hạn chế các rủi ro trong quy trình phân phối.

Tận dụng mô hình phân phối này giúp gia tăng doanh số bán hàng, mang lại giá trị và tính kinh tế tốt hơn so với đối thủ.

3. Mô hình phân phối độc quyền

Phân phối các sản phẩm độc quyền được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Phân phối độc quyền là mô hình mà nhà sản xuất chỉ ủy quyền cho một nhà phân phối duy nhất thuộc một khu vực cụ thể. Chiến lược phân phối kiều này giúp các công ty định vị sản phẩm của mình ở một mức cao hơn.

Mô hình phân phối độc quyền thường được áp dụng cho những mặt hàng xa xỉ, có giá trị lớn, hướng đến thị trường mục tiêu có quy mô rất nhỏ. Những khách hàng này thường có yêu cầu cao trong việc lựa chọn sản phẩm. Họ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để sở hữu sản phẩm phù hợp nhu cầu cá nhân.

Đối với người tiêu dùng sản phẩm cao cấp thường yêu cầu dịch vụ khách hàng xuất sắc từ các thành viên trong hệ thống kênh phân phối khi mua hàng. Các đặc điểm này có thể thúc đẩy nhà sản xuất quyết định tiếp cận khách hàng thông qua một nhóm đại lý lựa chọn hoặc thiết lập một hệ thống phân phối độc quyền. Vì vậy, mô hình phân phối độc quyền thường không cần đầu tư vào nhiều địa điểm bán lẻ hay nhiều nhà phân phối rộng rãi hoặc các chiến lược tiếp thị.

Một kiểu phân phối độc quyền khác là sản phẩm chỉ có sẵn tại các cửa hàng thuộc quyền sở hữu của công ty. Dù sản phẩm này có giá như thế nào so với đối thủ cạnh tranh, thì việc sản phẩm chỉ có sẵn tại các cửa hàng của công ty đã mang tính độc quyền.

4. Mô hình phân phối đại trà

Phân phối đại trà là mô hình doanh nghiệp với mục tiêu phân phối sản phẩm rộng rãi tại hầu hết tất cả các địa điểm mà loại sản phẩm đó thể bán. Mô hình áp dụng với các sản phẩm có giá trị thấp và hấp dẫn đối với các thị trường mục tiêu rất lớn. Sản phẩm phù hợp thường là sản phẩm tiêu dùng nhanh FMCG, các sản phẩm tiện lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên có những rủi ro nhất định khi phân phối hàng loạt.

Các nhà phân phối cần chọn lọc các địa điểm bán hàng. Để có thể áp dụng phân phối đại trà hiệu quả, đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên phải phân tích các nhu cầu sử dụng, xu hướng thị trường bán lẻ để có thể đáp ứng người tiêu dùng.

5. Mô hình phân phối chọn lọc

Mô hình phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối chuyên sâu và phân phối độc quyền. Nhà sản xuất sẽ chọn một số nhà phân phối nhất định, đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhất định trên thị trường mục tiêu. Với mô hình này, nhà sản xuất sẽ có một số lượng địa điểm bán sản phẩm nhất định.

Phân phối chọn lọc cũng mang các sản phẩm đến nhiều địa điểm, nhưng không rộng rãi như phân phối đại trà. Các sản phẩm được phân phối  chọn lọc dựa trên hệ thống chọn lọc của nhà sản xuất tạo ra, dựa trên định vị của sản phẩm, giá bán, các chiến lược xây dựng thương hiệu mà nhà sản xuất mong muốn.

Kênh phân phối chọn lọc phù hợp với các dòng sản phẩm cao cấp hoặc các dòng sản phẩm có số lượng sản xuất hạn chế hoặc các sản phẩm mới ra thị trường để thử nghiệm phản ứng của khách hàng.

Các sản phẩm với chiến lược phân phối chọn lọc thường hấp dẫn đối với các thị trường nhỏ hơn và tập trung hơn so với quy mô thị trường mục tiêu của các sản phẩm tiêu dùng phân phối đại trà. Quy mô thị trường nhỏ hơn đồng nghĩa với việc  số lượng địa điểm cần thiết để hỗ trợ phân phối sản phẩm cũng giảm.

6. Mô hình phân phối hỗn hợp

Mô hình phân phối hỗn hợp là sự kết hợp giữa kênh trực tiếp và phân phối sản phẩm rộng rãi thông qua các kênh gián tiếp. Vừa mở rộng trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ suất lợi nhuận.

Mở rộng kênh phân phối với máy bán hàng tự động TORO 

Ngày càng có nhiều công ty sử dụng máy bán hàng tự động trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phân phối sản phẩm. TORO cung cấp các hình thức hợp tác như: thuê khay trưng bày sản phẩm, ký gửi sản phẩm, đặt sản phẩm vào máy bán hàng tự động. Máy bán hàng tự động cực kì phù hợp cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh FMCG, các sản phẩm tiện lợi.

mo-rong-kenh-phan-phoi-voi-may-ban-hang-tu-dong-toro---1-

Máy bán hàng tự động cho phép sản phẩm được bán ở nhiều địa điểm hơn với chi phí thấp hơn so với các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Chi phí nhân sự lao động không tồn tại, không tốn các chi phí như thuê mặt bằng, tiền điện nước hằng tháng, tiền cọc. Giảm thời gian triển khai, dễ dàng đồng bộ hóa.

Trong hầu hết các trường hợp, không có sự cạnh tranh xung quanh máy bán hàng tự động và các sản phẩm đặt trong máy là sản phẩm duy nhất trong danh mục tại thời điểm đó.

Ngoài ra, phân phối sản phẩm với máy bán hàng tự động TORO còn đem lại giá trị quảng cáo mạnh mẽ. Mỗi máy bán hàng tự động đều được trang bị màn LCD cảm ứng có khả năng truyền tải hình ảnh, video sống động, trang trí skin máy để gắn nhãn hiệu độc đáo. Ở nhiều địa điểm, sản phẩm được bán thông qua máy có nhiều khả năng được chú ý hơn so với hình thức phân phối cửa hàng.

Hệ thống máy bán hàng tự động TORO được phân phối rộng khắp, với nhiều hình thức thanh toán tiện dụng. Các chương trình quản lý từ xa thông minh. Hợp tác với chúng tôi để tăng “điểm chạm” đến khách hàng, tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tăng doanh thu với mức chi phí cạnh tranh.


𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

quang-cao-lcd-2000x600--1-

Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan

Mô hình phân phối là gì? Các mô hình kinh doanh phân phối