Mbo là gì? Phương pháp quản trị theo mục tiêu mbo

Các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng các hình thức quản trị khác nhau nhằm mục đích nâng cao các hoạt động. Một trong số đó chính là quản trị mục tiêu ( MBO ) giúp doanh nghiệp giám sát được các kết quả mục tiêu. Vậy MBO là gì?

MBO là gì?

mbp-la-gi

MBO là gì?

MBO viết tắt của cụm từ Management by Objectives. MBO là Quản trị theo mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Ban quản trị và thành viên bộ phận cùng ngồi lại thảo luận, giám sát kết quả thực hiện các mục tiêu trong một khoảng thời gian quy định.

MBP là gì? 

MBP là quản trị theo quá trình. Xác định các bước để thực hiện công việc. Sau đó xây dựng quy trình cho công việc đó, kiểm soát quá trình, kiểm tra thử nghiệm.

Xem thêm: Máy bán cà phê tự động Toro - Tiện ích văn phòng hiện đại

Một số ví dụ về quản trị theo mục tiêu

Ví dụ MBO cho Doanh nghiệp

  • Dẫn đầu thị trường

  • Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng trên 90%

  • Độ nhận biết thương hiệu tăng 20%

  • Lợi nhuận 300.000$/tháng

  • Hoàn vốn trong vòng 2 năm đối với sản phẩm mới

Ví dụ MBO cho bộ phận Marketing: 

  • Đạt trên 500 khách hàng tiềm năng/ tháng

  • Mang về 35% trên tổng doanh thu

  • Tăng khách hàng truy cập website 10000/ tháng

  • Tăng 25 % tỷ lệ chuyển đổi trang đích

Ví dụ quản trị mục tiêu cho bộ phận bán hàng

  • Đạt được mục tiêu 50 khách hàng đăng ký mới

  • Giao dịch trung bình đạt 100.000$

  • Tỷ lệ ký hợp đồng 20%

Ưu điểm quản trị theo mục tiêu là gì?

phuong-phap-quan-tri-theo-muc-tieu

Ưu điểm quản trị theo mục tiêu là gì?

Hiệu suất công việc được cải thiện

MBO giúp nhân viên thêm động lực làm việc, có ý thức trách nhiệm công việc cao hơn khi nhìn nhận rõ được những đóng góp của mình cho công ty. Giúp nhân viên phát triển năng lực. Việc hoàn thành mục tiêu MBO cũng yêu cầu nhân viên hoàn thiện kỹ năng, kiến thức cá nhân.

Quản lý minh bạch, dễ theo dõi 

Triển khai quản trị MBO lãnh đạo và nhân viên cũng thường xuyên trao đổi giúp môi trường làm việc của doanh nghiệp trở nên minh bạch. Tất cả bộ phận đều hiểu rõ vai trò của mình trong kế hoạch hướng tới mục tiêu chung.

Phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực của tổ chức

Giúp kiểm soát, đánh giá chuẩn xác hiệu quả công việc dựa trên kết quả của các công việc được hoàn thành. Từ đó chỉ ra những điểm còn hạn chế, cần điều chỉnh.

Giúp cải thiện cơ cấu tổ chức

Áp dụng quản trị theo mục tiêu, cơ cấu tổ chức công ty cũng sẽ cần thay đổi và cải thiện. Đồng thời phải có những sự điều chỉnh nhất định để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Xem thêm: Các loại phúc lợi nhân viên, xây dựng chính sách phúc lợi cho nhân viên

Nhược điểm quản trị theo mục tiêu

Quản lý theo mục tiêu bắt buộc phải có sự hỗ trợ của các cấp quản lý thù hệ thống mới có thể vận hành hiệu quả. Dưới đây là một nhược điểm của MBO:

  • Mục tiêu được xác định quá cao, tham vọng gây áp lực cho nhân viên

  • Khó đánh giá các công việc có tính sáng tạo, khó định lượng. Quản trị MBO chỉ đánh giá theo năng suất.

  • Thời gian để triển khai quản lý theo mục tiêu cần họp bàn, lên kế hoạch, tốn thời gian

  • Chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. Các mục tiêu có tính định lượng không thể áp dụng với kế hoạch quá dài.

  • Hiệu suất của nhân viên cũng sẽ được xem xét thời gian ngắn nên nhân viên chỉ quan tâm đến các kết quả ngắn hạn. Theo thời gian sẽ không tốt cho việc phát triển bền vững công ty.

  • Nếu quản lý thiếu kiến thức, thiếu thực tế và muốn áp đặt nhân viên trên mục tiêu sẽ làm hạn chế tinh thần làm việc và hiệu suất của nhân viên.

  • Gặp khó khăn về nhiều mặt khi tích hợp MBO với các hệ thống quản lý đang có.

  • Thiếu theo dõi, tương tác sẽ khiến MBO vận hành dễ trục trặc và thiếu thông suốt.

  • Khó duy trì sự gắn kết. Khi mục tiêu của một bộ phận này có liên quan hoặc phụ thuộc vào mục tiêu của một bộ phận khác.

  • MBO có thể khiến công ty hoạt động cứng nhắc vì các mục tiêu được thiết lập mỗi 6 tháng đến 1 năm. Nhà quản lý sẽ gặp khó khăn khi muốn thay đổi mục tiêu giữa chừng.

  • Quản trị theo mục tiêu đòi hỏi sự chuyên nghiệp và đồng lòng thực hiện cao.

  • Quá trình chuẩn bị để bắt đầu triển khai MBO rất dài, trên 2 năm

Quy trình quản trị theo mục tiêu MBO là gì?

quan-ly-theo-muc-tieuQuy trình quản trị theo mục tiêu MBO là gì?

Xác định mục tiêu cần đạt được của tổ chức

Ngoài các mục tiêu dài hạn thì các mục tiêu do người giám sát đặt ra mang tính chất tạm thời. Mục tiêu này được đặt ra dựa trên đánh giá hiện trạng thực tế có thể và cần đạt được trong một thời gian nhất định.

Xác định mục tiêu rõ ràng của từng nhân viên

Sau khi phổ biến cho nhân viên về các kế hoạch, định hướng và mục tiêu chung cần hướng tới. Các nhà quản lý thuộc từng bộ phận sẽ dựa trên đó để xây dựng các mục tiêu cá nhân cho từng vị trí.Lúc này sẽ có sự trao đổi, chia sẻ về những khả năng có thể làm được trong một thời gian cụ thể – đồng thời đưa ra góp ý về mục tiêu khả thi.

Giám sát hiệu suất và tiến độ của mục tiêu

Để thực hiện mục tiêu phát triển chung của tổ chức, mọi cá nhân phải hoàn thành tốt phần việc của mình. Việc theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ là vô cùng quan trọng.

Để giám sát từng mục tiêu công việc gắn với từng nhân sự, nhà quản lý có thể: 

  • Hỗ trợ lên danh sách công việc 

  • Quản lý tiến độ và đánh giá chất lượng.

Đánh giá hiệu suất mục tiêu

Trong quá trình mbo, việc đánh giá hoạt động mang tính thường xuyên với sự tham gia của các cấp quản lý.

Cung cấp phản hồi

Trong quá trình tiếp cận mbo, phản hồi liên tục về kết quả và mục tiêu là điều quan trọng. Nhân viên thấy được năng lực của mình để điều chỉnh kế hoạch công việc. Phản hồi liên tục thông qua các cuộc họp đánh giá định kỳ. Cùng nhau thảo luận về tiến độ, các vấn đề gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu. Từ đó điều chỉnh cách triển khai.

Ghi nhận kết quả, thành tích

Tại bước này, song song việc đánh giá kết quả công việc, nhà quản lý nên có các chính sách khen thưởng. Điều này giúp thúc đẩy tinh thần nhân viên đạt mục tiêu.

Xem thêm: Máy bán kẹo bông khổng lồ tự động thông minh Kootoro

Máy bán hàng Kootoro - Giúp nhân viên tăng năng suất công việc

quan-tri-theo-muc-tieu

Máy bán hàng Kootoro - Giúp nhân viên tăng năng suất công việc

Đặt máy bán hàng tự động tại văn phòng, phân xưởng, các KCN hay tòa nhà văn phòng đã trở nên rất phổ biến. Với diện tích nhỏ gọn, Máy bán hàng Toro hoạt động 24/7 và không tốn chi phí về nhân lực, quản lý. Máy bán hàng tự động có thể đặt dễ dàng tại mọi vị trí, tạo sự thuận tiện cho người sử dụng.

Nhân viên không tốn quá nhiều thời gian để mua sản phẩm. Chỉ trong vòng vài phút đã có thể hoàn thành việc mua sản phẩm. Máy bán hàng tự động vô cùng cần thiết cho những môi trường làm việc khép kín. Với nhiều quy định chặt chẽ về thời gian và bảo mật hay phải tăng ca thường xuyên.


Máy bán hàng tự động cung cấp thức ăn nhẹ cùng các loại nước, giúp nhân viên luôn tỉnh táo trong thời gian làm việc. Thanh toán đa dạng từ tiền mặt, ví điện tử, máy POS, giá bán được niêm yết rõ ràng.

Với rất nhiều lợi ích vượt trội, cải thiện tiện ích và không gian làm việc, máy bán hàng tự động tác động không nhỏ đến tinh thần làm việc của nhân viên. Tạo sự thoải mái và tiện nghi, góp phần thúc đẩy năng suất làm việc và hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.

𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan

Mbo là gì? Phương pháp quản trị theo mục tiêu mbo