Kênh phân phối là gì? Các kênh phân phối trong marketing

Các kênh phân phối đã không còn qua xa lạ với mọi người đặc biệt với các doanh nghiệp. Kênh phân phối giúp doanh nghiệp phân phối và lan rộng hàng hóa đến khách hàng.

Vậy thật chất kênh phân phối là gì? Các loại kênh phân phối trong marketing … Xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!

Kênh phân phối là gì?

cac-loai-kenh-phan-phoi-trong-marketing

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối được định nghĩa là một hình thức trung gian để phân bổ các sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Các kênh này có mục đích đưa sản phẩm dịch vụ đến được người tiêu dùng cuối cùng. Kênh phân phối được xem là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các kênh phân phối giúp chuỗi cung ứng hàng hóa được lưu thông liền mạch và liên tục.

Xem thêm: Franchise là gì? Mô hình nhượng quyền thương hiệu là gì?

Các loại kênh phân phối trong marketing

Kênh phân phối trực tiếp

kenh-phan-phoi-truc-tiep

Kênh phân phối trực tiếp là kênh không có các bước trung gian và cần vốn đầu tư lớn. Sản phẩm sẽ được bán trực tiếp từ nhà sản xuất. Dưới đây là một số cách triển khai phân phối trực tiếp:

Chiến lược phân phối sản phẩm thông qua sàn thương mại điện tử: 

TMDT ngày càng thịnh hành. Đây là kênh được đánh giá cao nhờ tính hiệu quả và tiện lợi.

Chiến lược phân phối sản phẩm tại cửa hàng hoặc qua điện thoại: 

Mô hình phân phối truyền thống lâu đời. Mô hình này còn phù hợp với một số sản phẩm đặc trưng như: xe máy, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị… 

Kênh phân phối gián tiếp

cac-kenh-phan-phoi

Khái niệm kênh phân phối gián tiếp là sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông quan bên thứ 3 làm trung gian.

Ở kênh gián tiếp, không cần phải bỏ nhiều vốn như kênh phân phối trực tiếp. Tuy nhiên, đổi lại mô hình này sẽ kéo dài thời gian sản phẩm đến tay khách hàng sẽ lâu hơn (thời gian vận chuyển sản phẩm sẽ bị gián đoạn, trì hoãn)

Ví dụ về kênh phân phối gián tiếp: 

Nhà máy bia nước ngọt đã phân phối thông qua các đại lý nước ngọt để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Kênh phân phối đại trà

cac-loai-kenh-phan-phoi

Xây dựng kênh phân phối đại trà thích hợp với những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày (Kẹo, bánh sữa v.v…), tiêu dùng nhanh (FMCG). Những địa điểm bán lẻ chính là kênh phân phối đại trà do doanh nghiệp triển khai.

Ví dụ về kênh phân phối đại trà: 

TH true milk đã lựa chọn chiến lược phân phối đại trà cho các sản phẩm của công ty mình. Qua đó, TH true milk đã có hệ thống phân phối nhiều tỉnh thành và hơn 100.000 cửa hàng.

Kênh phân phối độc quyền

chien-luoc-phan-phoi-san-pham

Kênh phân phối độc quyền phù hợp với những mặt hàng có giá thành cao, xa xỉ, thương hiệu nổi tiếng mang tính quốc tế. Nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm độc quyền, phải cam kết chỉ bán sản phẩm của công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tự bán sản phẩm tại các cửa hàng riêng của thương hiệu mình.

Ví dụ: Các hãng thời trang sẽ được phân phối độc quyền qua các nhà bán lẻ như ACFC, Maison v.v…. Tại hệ thống cửa hàng các sản phẩm được trưng bày và trang trí theo tiêu chuẩn quốc tế đồng nhất.  

Kênh phân phối chọn lọc

phan-phoi-truc-tiep

Kênh phân phối hiện đại có chọn lọc là kênh phân phối trung gian giữa phân phối độc quyền và chuyên sâu. Sử dụng mô hình kênh phân phối chọn lọc , sản phẩm sẽ phân phối ở nhiều địa điểm nhưng không quá đại trà.

Ví dụ: Giày Puma, Adidas, Nike được phân phối tại các trung tâm thương mại cao cấp hoặc cửa hàng lớn.

Xem thêm: Product concept là gì? Gợi ý concept chụp ảnh sản phẩm

Gợi ý cách xây dựng kênh phân phối sản phẩm

cac-kenh-phan-phoi-san-pham

Gợi ý cách xây dựng kênh phân phối sản phẩm

Nhận định thị trường và khách hàng mục tiêu

Khi phát triển các loại kênh phân phối, cần hiểu về thị trường, chỗ đứng doanh nghiệp trên thị trường và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Đặt ra các câu hỏi xung quanh các vấn đề trên, làm những cuộc khảo sát và đánh giá để có những câu trả lời chính xác. Câu trả lời  chính là cơ sở để xây dựng kênh phân phối hiệu quả.

Tìm hiểu các loại kênh phân phối tiềm năng

Nếu đang sử dụng chiến lược mạng lưới phân phối trực tiếp, doanh nghiệp cần quan tâm tùy chọn giao hàng. Nhưng đối với hệ thống kênh phân phối gián tiếp, cần xem xét các bên phân phối khác nhau.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến phân phối trong marketing: 

  • Khu vực địa lý đang phục vụ

  • Phạm vi tiếp cận của nhóm bán hàng

  • Tỷ suất lợi nhuận,… 

Cuối cùng bạn cần quyết định, bạn sẽ đồng hành cùng ai để phân phối sản phẩm ra thị trường.

Thỏa thuận hợp đồng với kênh phân phối trung gian

Sau khi chọn nhà phân phối, sẽ tiến hành kết nối và thiết lập mối quan hệ kinh doanh với bên tượng trung gian. Những điều khoản hợp đồng giữa hai bên cần đảm bảo quyền lợi cho bản thân mà vẫn xây dựng mối quan hệ thân thiết và lâu dài với họ.

Theo dõi kết quả và tối ưu hóa kênh phân phối

Sau khi theo dõi hiệu quả hoạt động của từng kênh phân phối, doanh nghiệp cần tiến hành tối ưu hóa mạng phân phối.

Đây là một quá trình cần được quan tâm và kiểm tra thường xuyên. Bất kỳ sự biến đổi nào về sở thích, hành vi của người tiêu dùng, chi phí vận chuyển, giả cả sản phẩm,… đều cần bạn tối ưu hóa lại hệ thống phân phối.

Mở rộng mạng lưới phân phối

Từ một mạng lưới phân phối trực tiếp, sau đó phát triển thêm các quy trình phân phối mới và các trung tâm phân phối bổ sung,…

Xem thêm: F&b là gì? Chiến lược kinh doanh f&b hiệu quả

Xây dựng mô hình kênh phân phối thông minh - sáng tạo với máy bán hàng Kootoro

mo-hinh-kenh-phan-phoi

Xây dựng mô hình kênh phân phối thông minh - sáng tạo với máy bán hàng Kootoro

Điều gì đang thúc đẩy sự tái xuất hiện của máy bán hàng tự động như một lựa chọn phân phối? Công nghệ đang làm cho trải nghiệm bán hàng trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và thậm chí thú vị hơn. Công nghệ màn hình tinh thể lỏng cung cấp màn hình cảm ứng. Những màn hình cảm ứng này có thể quảng cáo sản phẩm. Màn hình xác nhận lại việc mua hàng hoặc cung cấp giải trí ngắn, chẳng hạn như video và âm thanh, khi việc mua hàng diễn ra.

Các tùy chọn thanh toán bằng tiền mặt, ví điện tử, POS cũng đang làm cho các máy bán hàng tự động trở nên hấp dẫn hơn. Giải pháp bán hàng tự động thông minh giúp doanh nghiệp mở rộng đến nhiều địa điểm hơn mà không cần thuê nhân viên mới và trả tiền thuê cao.

Mở thêm cửa hàng nhanh chóng và dễ dàng mà không cần thuê thêm người

Chủ doanh nghiệp cần tìm kiếm nhân viên mới để giúp mở rộng và quản lý doanh nghiệp của họ. Nhưng việc tuyển dụng có thể tốn kém và tốn thời gian.

GIẢI PHÁP: Bằng cách tham gia kinh doanh máy bán hàng tự động, một nhân viên có thể được giao phụ trách nhiều máy bán hàng tự động.

Làm cho sản phẩm của bạn nổi bật tại các địa điểm có lưu lượng người qua lại cao

Việc có nhiều cửa hàng giúp sản phẩm của bạn dễ dàng hiển thị và tiếp cận với thị trường mục tiêu hơn. Tuy nhiên, điều này đi kèm với tiền thuê nhà và chi phí khấu hao cao.

GIẢI PHÁP: Vì máy bán hàng tự động yêu cầu không gian nhỏ nên có thể đặt máy ở nhiều vị trí khác nhau một cách dễ dàng. Khách hàng của bạn sẽ có nhiều nơi hơn để mua hàng, thay vì chỉ đến một cửa hàng duy nhất.

Tăng lợi nhuận, đa dạng hóa sản phẩm

Mọi người có xu hướng đến máy bán hàng tự động để mua đồ ăn nhẹ và đồ uống.Hiện nay, bất cứ thứ gì cũng có thể được bán trong các máy bán hàng tự động. Các mặt hàng bao gồm bữa ăn nóng, trái cây, đồ điện tử, đồ chơi, vật tư y tế và thậm chí cả thức ăn cho thú cưng.

Máy bán hàng tự động TORO cung cấp giải pháp tối ưu, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Một kênh phân phối hiệu quả và dễ dàng kiểm soát.


𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

quang-cao-lcd-2000x600--1-

Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan

Kênh phân phối là gì? Các kênh phân phối trong marketing