Có nên kinh doanh homestay? Cách làm homestay hiệu quả

Khác với các resort và khách sạn cao cấp, homestay được tạo ra để cho khách du lịch gần gũi, trải nghiệm được những nét văn hóa, cuộc sống của người dân địa phương.

Có nên kinh doanh homestay không? Mở homestay cần lưu ý điều gì? Xem ngay bài viết dưới đây!

Có nên kinh doanh homestay?

thi-truong-homestay

Có nên kinh doanh homestay?

Mô hình làm homestay lợi nhuận lớn

Lợi nhuận chính là yếu tố được quan tâm nhất khi bắt đầu kinh doanh. Mở homestay cũng là một ngành mang lại tỷ suất sinh lời khá cao. Kiếm thêm thu nhập từ vài chục đến trăm triệu đồng mỗi tháng nhờ mô hình kinh doanh homestay là điều có thể dễ dàng đạt được.

Tiềm năng của thị trường homestay lớn

Hình thức homestay giúp khách du lịch tìm hiểu về phong tục tập quán của nơi họ đến. Kinh doanh home stay được nhìn nhận là thị trường ngách trong lĩnh vực du lịch ở nước ta. Khách du lịch mong muốn có được những chuyến du lịch mới lạ và thú vị. Vì vậy cơ hội thị trường homestay rất có tiềm năng cho những ai biết nắm bắt.

Kinh doanh xoay vòng vốn nhanh

Cách mở homestay thường có thời gian triển khai nhanh. Homestay chỉ cần vốn nhỏ để thuê lại và tiền hành tân trang lại nhà cửa, phòng ốc. Dịch vụ homestay có khả năng sinh lời cao, nhanh chóng hồi vốn. Do đó bạn có thể tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh homestay.

Mở homestay là một nguồn thu nhập thụ động

Hình thức kinh doanh homestay tạo ra một nguồn tiền thụ động cho bạn. Bạn song song làm các công việc khác trong khi các homestay vẫn mang lại lợi nhuận. Nguồn thu nhập thụ động  này có thể giúp bạn thực hiện những dự định khác trong tương lai.

Xem thêm: Farmstay là gì? Tìm hiểu mô hình kinh doanh farmstay

Các mô hình kinh doanh homestay phổ biến

Homestay biệt thự – villa

huong-dan-kinh-doanh-homestay

Homestay kiểu biệt thự – villa thường kèm theo cảnh quan đẹp. Mô hình làm homestay hiểu này như một loại hình lưu trú mang tính chất cao cấp. Villa dạng này sẽ đáp ứng những nhu cầu nghỉ dưỡng cũng như giải trí, thăm quan của du khách.

Homestay nhà riêng, chung cư

co-nen-kinh-doanh-homestay

Homestay theo phong cách nhà riêng sẽ sở hữu tính nổi bật là độc đáo và đa dạng về mẫu thiết kế. Thông thường, cách xây dựng homestay sẽ là những khu nhà này thường sẽ tách biệt hẳn. Du khách có thể thuê nguyên căn hoặc thuê 1 phòng để sống cùng chủ nhà. Kinh doanh dịch vụ homestay như vui chơi, nghỉ dưỡng sẽ được tích hợp luôn trong không gian nhà riêng. Kèm theo khu vực tổ chức tiệc ngoài trời ấm cúng sẽ luôn khiến khách du lịch dạng gia đình thích thú.

Homestay  – Căn hộ Studio

mo-hinh-lam-homestay

Cách làm homestay dạng căn hộ homestay thích hợp tại các thành phố lớn, với diện tích vừa đủ. Căn hộ Studio tuy mang diện tích khiêm tốn nhưng được bố trí đầy đủ các tiện ích thiết yếu như bếp, phòng khách, nhà vệ sinh, phòng ngủ trong một không gian căn phòng.

Homestay nhà chòi – Bungalow

hinh-thuc-kinh-doanh-homestay

Homestay nhà chòi – nhà ống thường xuất hiện tại các khu vực hơi biệt lập như vùng đồi cao hoặc rừng già. Chúng thường có diện tích khá nhỏ và khiến khách du lịch đặc biệt là giới trẻ đặc biệt quan tâm.

Homestay phòng Dorm

cach-mo-homestay

Mô hình kinh doanh homestay ở tập thể( giống ký túc xá), đặc trưng của loại hình này là nhiều giường tầng trong một phòng lớn với nhà vệ sinh chung. Chủ nhà sẽ cho thuê từng ngăn giường cho mỗi du khách. Các không gian tiện ích chung trong phòng hoặc dưới sảnh tiếp tân sẽ được các du khách chia sẻ với nhau.

Cách vận hành homestay loại này là giá rất rẻ, nhu cầu sử dụng dịch vụ ít, tiện ích cơ bản, chỉ cần chỗ ngủ nghỉ đơn giản, không đòi hỏi vốn cao.

Homestay phòng riêng – Private Room

cach-xay-dung-homestay

Chủ nhà tận dụng một số phòng trống trong gia đình để tiến hành cho thuê, thường thấy ở vùng biển các hòn đảo. Du khách sẽ thuê 1 phòng riêng và được chia sẻ không gian sử dụng chung như phòng khách, bếp với chủ nhà.

Cách mở homestay hiệu quả thành công

cach-kinh-doanh-homestay-hieu-qua

Cách mở homestay hiệu quả thành công

Vốn đầu tư homestay

Tùy vào mục tiêu kinh doanh và quy mô kinh doanh, số vốn cần chuẩn bị có thể dao động từ vài chục triệu cho tới vài trăm triệu đồng. Theo chuyên gia, bạn nên chuẩn bị số vốn trong tầm từ 200 – 400 triệu. Bởi trong quá trình mở homestay sẽ có nhiều chi phí phát sinh ngoài dự định, những rủi ro kinh doanh homestay. Nhất là khoản phải chi để bù lỗ trong thời gian đầu khi mở homestay chưa có nhiều khách.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường homestay là một bước cực kì quan trong, để đạt kết quả tốt bạn cần phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Bí quyết kinh doanh homestay là cần phải “xác định” được khách hàng mục tiêu. Đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu mục tiêu như: Họ là ai? Bao nhiêu tuổi? Sở thích của họ là gì?… toàn bộ những thông tin này sẽ quyết định vị trí và các thiết kế của homestay để khách hàng của bạn luôn có ấn tượng tốt, muốn quay trở lại, giới thiệu trên mạng xã hội hoặc gia đình bạn bè.

Địa điểm

Vị trí đắc địa là yếu tố quan trọng nhất khi kinh doanh kinh doanh homestay. Đa số khách hàng của homestay thường yêu thích sự dịch chuyển, khám phá, muốn đi thăm thú nhiều nơi, nên kinh nghiệm mở homestay là cần thuận tiện cho họ di chuyển. Đối với các vị trí, địa phương có nhiều truyền thống về du lịch, homestay nên ở gần các điểm du lịch nổi tiếng. Đối với những homestay ở các thành phố lớn, hãy chọn địa điểm ở gần trung tâm để du khách tiện đi lại, mua sắm và ăn uống.

Thuê mặt bằng

Nếu sở hữu sẵn mặt bằng để kinh doanh homestay sẽ giúp bạn tiết kiệm khoản chi đầu tư ban đầu rất đáng kể và thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đi thuê lại từ người khác nếu không sở hữu mặt bằng.

Xem thêm: Gợi ý mô hình khu du lịch sinh thái, kinh doanh tiện ích

Đáp ứng đầy đủ các thủ tục cấp phép kinh doanh homestay

Kinh doanh homestay là một lĩnh vực kinh doanh mang tính điều kiện. Kinh nghiệm xây homestay cần đáp ứng những điều kiện đã được quy định trong các văn bản pháp luật. 

Một số giấy phép cần thiết khác như: 

  • Giấy đăng ký kinh doanh

  • Giấy chứng thực phòng cháy chữa cháy

  • Giấy công nhận xếp hạng

  • Giấy chứng thực an ninh trật tự.

Kinh nghiệm kinh doanh homestay

Thiết kế homestay thật độc đáo

Đối tượng sử dụng của homestay đa phần là giới trẻ yêu thích những thứ độc đáo, mới mẻ. Vì vậy, cần thiết kế và trang trí homestay sao cho thật đặc biệt, có nét ấn tượng riêng để thu hút đối tượng mục tiêu này. Thiết kế hợp với giới trẻ, sẽ khuyến khích khách hàng chụp ảnh “check-in” và chia sẻ trên kênh mạng xã hội. Đây cũng là một cách hiệu quả để quảng bá, viral miễn phí cho homestay của bạn. Đừng quên, tham khảo các hướng dẫn kinh doanh homestay từ các phương tiện thông tin hoặc người có kinh nghiệm.

Cung cấp những kinh nghiệm độc đáo

Những điều cần biết khi kinh doanh homestay: chú ý mong muốn trải nghiệm văn hóa địa phương của khách hàng. Hãy tập trung vào yếu tố cốt lõi này thay vì giảm giá để hút khách. Cách kinh doanh homestay bền vững, cần cung cấp cho du khách những trải nghiệm mang tính địa phương. 

Rất nhiều homestay đã thành công nhờ cho phép du khách trải nghiệm: 

  • Thăm ruộng lúa chín

  • Hái hoa quả

  • Làm bánh dân gian

  • Xuống ao bắt cá… 

  • Hay tự tay nấu nướng v.v….

Đầu tư vào gian bếp

Đầu tư vào gian bếp là tạo được không gian và bầu không khí ấm cúng, thoải mái như ở nhà. Do đó, hãy chăm chút cho gian bếp thật sạch sẽ và đầy đủ.

Bán phòng trên kênh OTA

Để thu hút khách hàng đến với homestay cần đẩy mạnh việc marketing. Kênh OTA (các đại lý du lịch trực tuyến) là kênh trọng điểm để bạn tiếp xúc đối tượng mục tiêu khách du lịch trong nước lần nước ngoài. Một vài kênh OTA hiểu quả có thể kể đến như: Agoda, Booking, Ivivu…

Dùng phần mềm quản lý

mo-hinh-kinh-doanh-homestay

Easy Order -  phần mềm giúp bạn quản lý homestay dễ dàng!

Dùng các phần mềm quản lý giúp bạn quản lý homestay từ xa. Phần mềm này rất phù hợp với những chủ homestay phải thuê người quản lý và không thể hiện diện 24/24. 

Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ các tiện ích như: 

  • Kiểm soát việc đặt phòng

  • Phân công lao động

  • Phần mềm theo dõi 

  • Phần mềm thanh toán, kiểm tra doanh thu…..

Xem thêm: Chi phí mở khách sạn? Kinh doanh mô hình khách sạn

Đầu tư máy bán hàng tự động cho Homestay thêm lợi nhuận

Một cách đơn giản vừa tăng lợi nhuận và độ hài lòng cho khách hàng là việc đặt máy bán hàng tự động.

Theo sự phát triển, máy bán hàng tự động trở nên vô cùng phổ biến, với nhiều chủng loại máy khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người dùng. Gợi ý một số máy bán hàng tự động phù hợp với mô hình kinh doanh homestay như:

  • Máy snack & nước: cung cấp đáp ứng nhu cầu từ nước ngọt, nước giải khát, bánh kẹo, snack

nhung-dieu-can-biet-khi-kinh-doanh-homestay

  • Máy bán cà phê tự động: cung cấp các loại cà phê đơn giản đến các loại nước giải khát như trà đào, trà vải vv…. An toàn và nhanh chóng

rui-ro-kinh-doanh-homestay

  • Máy mini: phù hợp đặt trong các dãy hành lang hẹp hoặc trong WC để cung cấp các nhu yếu phẩm: tăm bông, BVS, khăn giấy ….

Máy bán hàng hiện đại giúp bạn tăng tiện ích khách hàng khi kinh doanh home stay. Hình thức thanh toán đa dạng, tiết kiệm chi phí nhân viên, không tốn thời gian quản lý. Đặt máy bán hàng tự động với chi phí cực kỳ cạnh tranh cùng Kootoro


𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com


Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan

Có nên kinh doanh homestay? Cách làm homestay hiệu quả