Chiến lược thương hiệu là gì? Kế hoạch marketing thương hiệu

Trong việc kinh doanh nếu doanh nghiệp có cho mình những chiến lược thương hiệu phù hợp. Thì đó sẽ trở thành bước đệm cho doanh nghiệp phát triển vượt bậc trong tương lai.

Vậy chiến lược thương hiệu là gì? Nếu bạn đang muốn biết hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Chiến lược thương hiệu là gì?

marketing-xay-dung-thuong-hieu

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy) được định nghĩa là một kế hoạch bao gồm các mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu này mang tính chất dài hạn có thể đạt được với sự phát triển tạo thành một thương hiệu thành công.

Một chiến lược định vị thương hiệu được xác định và thực thi tốt sẽ tác động đến các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp. Thông quá đó, doanh nghiệp xây dựng chỗ đứng và kết nối hiệu quả với người tiêu dùng.

Xem thêm: Truyền thông nội bộ là gì? Các hoạt động truyền thông nội bộ

Xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu cần những gì?

Một chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ bao gồm vô số các yếu tố khác nhau.

Nhân cách thương hiệu

Nhân cách thương hiệu giúp xây dựng chiến lược thương hiệu một cách hiệu quả. Nhân cách thương hiệu là những đặc điểm nổi trội, đặc biệt mang tính chất cá nhân của một thương hiệu. Nó sẽ được thể hiện sống động và duy trì bởi số khách hàng trung thành. Đây được xem là cơ sở vững chắc để hình thành nên mối quan hệ gắn kết lâu dài giữa thương hiệu và khách hàng sau quá trình trải nghiệm.

Hệ thống nhận diện thương hiệu 

Hệ thống nhận diện thương hiệu là những hình ảnh, clip được thiết kế sống động, trực quan, thu hút và thể hiện được những thông điệp trong chiến lược quảng bá thương hiệu mà bạn muốn truyền tải. Hệ thống nhận diện thương hiệu được đánh giá là hiệu quả khi nó thể hiện được tầm nhìn, sứ mệnh, tính cách và định vị của thương hiệu.

Tên thương hiệu và slogan

Đây là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược truyền thông thương hiệu. Tên thương hiệu và slogan được ví như 2 yếu tố đại diện cho doanh nghiệp. Vì vậy, các chiến lược định vị đòi hỏi slogan và tên thương hiệu phải đầy đủ ý nghĩa nhất. Hãy tạo tên thương hiệu và slogan khi nghiên cứu thị trường chuyên sâu hay khi bắt đầu một khởi đầu mới cho công việc kinh doanh. Tuy nhiên, cần phải thực sự nghiêm túc trong vấn đề này, nên cân nhắc, suy nghĩ và lựa chọn đúng đắn để tạo nên một thương hiệu chuyên nghiệp.

La bàn thương hiệu

La bàn thương hiệu là một bản định hướng giúp tạo ra cảm hứng xây dựng chiến lược thương hiệu ban đầu. Từ đó xác lập mục tiêu cho thương hiệu. Đây sẽ là công cụ quan trọng trong chiến lược mở rộng thương hiệu. La bàn giúp dẫn lối và điều hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

Xem thêm: Backdrop là gì? Background khác backdrop như thế nào?

Các chiến lược thương hiệu phổ biến

Thương hiệu cá nhân

ke-hoach-marketing-thuong-hieu

Thương hiệu cá nhân

Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu bằng thương hiệu cá nhân ngày càng phát triển. Các khái niệm thương hiệu cá nhân thường được gắn kết với người nổi tiếng, KOL, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, ngôi sao điện ảnh, vận động viên …..

Khía cạnh nổi tiếng là động lực thành công cho chiến lược marketing thương hiệu. Do đó, chiến lược marketing thương hiệu sẽ tạo một hồ sơ xã hội mạnh mẽ sẽ thu hút khách hàng tiềm năng và xây dựng cơ sở người hâm mộ cho doanh nghiệp.

Các chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân có thể được xây dựng với tư cách là một công ty khởi nghiệp nhỏ hoặc thậm chí là một nhân viên. Để làm điều này, cần xác định điều bạn muốn được biết đến và phát triển chiến lược quảng bá bản thân một cách chuyên nghiệp. Tính nhất quán, chuyên sâu và bền bỉ là yếu tố quan trọng khi xây dựng thương hiệu cá nhân. Đầu tư thời gian duy trì, ra mắt nội dung thường xuyên, để khán giả theo dõi liên tục.

Thương hiệu sản phẩm

Chiến lược thương hiệu sản phẩm được nhân thức bằng màu sắc, hình ảnh, tầm nhìn và từ ngữ. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp phân biệt sản phẩm với sản phẩm khác.

Một thương hiệu sản phẩm mạnh cần hiểu về người dùng. Chiến lược thương hiệu giúp xác định vấn đề, mong muốn của họ và các đối thủ xung quanh. Các yếu tố này ảnh hưởng đến lộ trình sản phẩm và truyền thông thương hiệu.

Thương hiệu đoàn thể

Ngành công nghiệp ô tô chí là ví dụ tuyệt vời về khái niệm này. Hai chiếc xe tương đồng, thậm chí ra đời từ một dây chuyền sản xuất. Chúng được đặt tên, nhãn hiệu và biểu hiệu khác nhau nhưng mức giá chênh lệch nhau rất lớn. Để giải thích cho vấn đề này, thì hương hiệu tương ứng của chúng có định giá khác nhau.

Dựa trên nhu cầu của đối tượng mục tiêu và xác định định hướng bán hàng của mình. Sau đó, cần tạo các nguyên tắc chiến lược định vị thương hiệu riêng. Điều này sẽ quyết định mọi thứ từ cách trình bày thương hiệu đến cách đưa hình ảnh đến khách hàng.

Thương hiệu dịch vụ

Doanh nghiệp liên tục cung cấp dịch vụ xuất sắc sẽ tự xây dựng chiến lược thương hiệu mạnh. Điều này giúp tăng sự gắn bó của khách hàng, dẫn đến tăng trưởng về doanh thu. Các chiến lược thương hiệu là điều mà nhiều công ty đang phấn đấu hướng tới trong môi trường hiện tại. Đồng thời phát triển tiếp thị đa kênh.

Với số lượng kênh liên lạc ngày càng mở rộng. Việc duy trì chất lượng dịch vụ cung cấp trên các kênh đó có thể là một thách thức. Cần bảo đảm chất lượng nhất quán và đa kênh.

Xem thêm: Marketing dịch vụ là gì? Mô hình 7p trong marketing dịch vụ

Thương hiệu hợp tác

vi-du-chien-luoc-thuong-hieu-san-pham

Eucerin hợp tác xây dựng thương hiệu cùng với Kootoro

Hợp tác thương hiệu là kế hoạch marketing thương hiệu bằng cách liên minh giữa hai hoặc nhiều thương hiệu. Các thương hiệu sẽ cùng quản lý một sản phẩm hoặc dịch vụ. Mục đích của liên minh này nhằm tạo ra thị trường mới (thị trường ngách). Đồng thời giúp tăng lợi thế trên thị trường đầy tính cạnh tranh.

Thị trường kinh doanh luôn biến động. Khách hàng luôn có lựa chọn và thay thế của sản phẩm tương tự đang tìm kiếm. Truyền thông thương hiệu ngày càng được nhiều doanh nghiệp cân nhắc trong chiến lược định vị của mình.

Xây dựng thương hiệu trực tuyến

Thương hiệu trực tuyến (thương hiệu trên internet) là cách bạn định vị bản thân hoặc công ty trực tuyến. Thiết lập sự hiện diện trên các ứng dụng mạng xã hội, các trang blog hoặc xây dựng website.

Chiến lược không thương hiệu

Thương hiệu không thương hiệu (thương hiệu tối giản) là một khía cạnh mới mẻ. Những chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu giả định rằng với cách tiếp cận này chỉ cần sản phẩm là đủ để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Thương hiệu địa lý

Doanh nghiệp thực hành xây dựng chiến lược định vị theo địa lý để liên kết bản thân doanh nghiệp với các khu vực nhất định. Các vùng quê, thành phố và toàn bộ quốc gia có thể xây dựng thương hiệu bản sắc riêng. Bằng cách nhấn mạnh những yếu tố làm cho chúng trở nên độc đáo.

Marketing xây dựng thương hiệu địa lý giúp thu hút khách hàng đến thăm. Hoặc thu hút đầu tư ở cấp địa phương. 

Ví dụ chiến lược thương hiệu sản phẩm mang tính địa lý: 

Về thương hiệu địa lý thì một số lĩnh vực đặc thù yêu cầu rất cao. Trong đó phải kể đến doanh nghiệp sản xuất thực phẩm địa phương như đặc sản của vùng miền. Từ đó cung cấp các sản phẩm từ nông trại đến bàn ăn.

Bạn đang muốn tìm phương pháp xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả? Thử ngay với cách xây dựng thương hiệu độc lạ, thu hút trên máy bán hàng Kootoro. Nhận tư vấn ngay tại đây!

nhan-tu-van-ngay

Thương hiệu bán lẻ

Các nhà bán lẻ bán sẽ bán một sản phẩm cho nhiều nhà sản xuất. Thời gian sau đó, các nhà bán lẻ này tạo ra một thương hiệu riêng biệt cho mình. Apple là một trong những ví dụ rõ ràng về thương hiệu bán lẻ. Các cửa hàng có kiến trúc đặc biệt. Thiết kế thẩm mỹ của cửa hàng giúp nâng tầm các sản phẩm của công ty.

Thương hiệu văn hóa

Thông qua thương hiệu văn hóa, các doanh nghiệp xây dựng danh tiếng và bản sắc chung cho những người sống trong một văn hóa cụ thể. Khá tương tự với thương hiệu địa lý, tuy nhiên, chúng không phải luôn bị giới hạn bởi biên giới. Hai chiến lược thương hiệu này có tính chất song hành, hỗ trợ nhau.

Xem thêm: Branding là gì? Brand identity gồm những gì?

Kootoro đồng hành cùng chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn!

tu-van-chien-luoc-thuong-hieu

Kootoro đồng hành cùng chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn!

Để xây dựng chiến lược thương hiệu cần rất nhiều yếu tố nhưng tất cả chỉ để đạt mục đích chung là gây sự chú ý với khách hàng. Các chiến lược định vị giúp xác định rõ hình ảnh, thông điệp và cá tính của sản phẩm/dịch vụ. Nhờ đó khách hàng quyết định chọn lựa và sẵn sàng chi trả.

Máy bán hàng tự Toro đồng hành cùng chiến lược thương hiệu với rất nhiều ưu điểm vượt trội. Máy bán hàng tự động hỗ trợ cả về hình ảnh, màu sắc, thông điệp, đến việc phát mẫu thử, hay khảo sát khách hàng. Đặc biệt với khả năng gây ấn tượng giúp mức độ tăng tương tác và ghi nhớ của khách hàng với thương hiệu.

Máy bán hàng tự động thông minh với khả năng setup chương trình theo yêu cầu, triển khai nhanh chóng và linh hoạt. Hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược quảng bá truyền thông của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với chi phí hợp lý phù hợp với ngân sách giúp tối đa hóa lợi ích.


𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan

Chiến lược thương hiệu là gì? Kế hoạch marketing thương hiệu