Pain point là gì?
Pain point chính là “điểm đau” mà khách hàng gặp phải. Điểm đau chính là những trải nghiệm chưa tốt của khách hàng thông qua các điểm chạm trên hành trình khách hàng. Điểm đau của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, đồng thời cũng là điểm đau của doanh nghiệp.
Hiểu được pain point giúp hoàn thiện quy trình phục vụ khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Trong đó:
Luôn theo sát và nắm rõ nhu cầu của khách hàng. Khi khách hàng gặp vấn đề phải để đưa ra giải pháp khắc phục một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Phát triển, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng, thỏa mãn nhu cầu mà khách hàng mong chờ
Chiến lược marketing triển khai đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Nắm bắt được tâm lý người dùng từ đó phát huy hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Tăng lợi thế cạnh tranh và thu hút được thêm khách hàng khi doanh nghiệp của bạn giải quyết được những điểm đau mà đối thủ chưa thực hiện được.
Xem thêm: Khuyến mãi là gì? Tên các chương trình khuyến mãi hay
Các hình thức pain point phổ biển
Vào một số thời điểm nhất định, khách hàng phải đối mặt với một số vấn đề suy giảm về tài chính, Vì thế họ quyết định tiết kiệm và giảm mức chi tiêu với những sản phẩm/ dịch vụ.
Ví dụ: Một nhân viên công sở thường chi tầm 300k/tuần cho việc uống trà sữa và giờ bạn muốn giảm xuống còn 200k nhưng vẫn mong muốn được uống trà sữa với chất lượng như cũ.
Điểm đau này được xuất hiện khi khách hàng để trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ tốn qua nhiều quỹ thời gian của họ. Họ cần tối ưu và tiết kiệm thời gian ngắn nhất có thể.
Ví dụ: Khi ra ngân hàng làm thẻ hoặc giao dịch mất khoảng 15- 20 phút để hoàn thành, nhưng bây giờ họ muốn việc đó được tối ưu chỉ còn 10 phút.
Điểm đau là khi khách hàng của bạn cảm thấy quy trình doanh nghiệp bạn quá nhiều yêu cầu và phải thực hiện quá nhiều bước lằng nhằng và phức tạp. Họ cần giải pháp đơn giản, nhanh chóng hơn.
Ví dụ: Khách hàng muốn vào website của bạn, tốc độ load nhanh, dễ truy cập, chọn sản phẩm và xem thông tin nhanh chóng, dễ thanh toán bằng vài cú nhấp chuột.
Đây là trường hợp khách hàng “bị ngó lơ” mỗi khi đang cần đến sự tư vấn từ. Việc này đêm đến tâm lý khách hàng cảm thấy thiếu tôn trọng, không hài lòng và từ đó khả năng quay lại với doanh nghiệp bạn cực kỳ thấp.
Ví dụ: Khách hàng cần hỗ trợ về thông tin, về vận chuyển, quy định bảo hành.
Xem thêm: Email marketing là gì? Ví dụ về email marketing
Cách để khách hàng hiện tại quyết định chi trả cho sản phẩm. Chính là cung cấp và đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu, sở thích, thậm chí là tài chính của họ. Mấu chốt, phải nhận biết đâu là nỗi đau thầm kín của khách hàng để “xoa dịu”.
Để có thể thu thập các thông tin này có thể áp dụng những phương pháp phổ biến hiện nay. Trong đó, phỏng vấn trực tiếp khách hàng hoặc thực hiện khảo sát về các vấn đề mà họ chưa hài lòng. Đây là cách thức được đánh giá là tối ưu chi phí nhưng lại tốn kém về thời gian và nhân sự.
Với việc phát triển mạng xã hội, doanh nghiệp có thể chủ động tạo ra các chủ đề thảo luận. Điều này sẽ làm cho chính họ tự tìm ra được Pain Point của mình trong ngành hàng. Thông qua chủ đề thảo luận đó, những khách hàng tiềm năng cũng có Pain Point giống khách hàng hiện thời. Nghĩa là họ thấy sản phẩm của bạn có tiềm năng và sẵn sàng chi trả.
Salesman luôn là người hiểu khách hàng nhất, họ đã có đủ thông tin giá trị trong suốt quá trình chào hàng. Doanh nghiệp có thể giao nhiệm vụ tìm ra các pain point cho các salesman, telesales. Họ là trò chuyện trực tiếp với khách hàng, sau đó thuyết phục và tìm hướng đi chung cho 2 bên. Phương pháp hỏi trực tiếp, cũng được Marketers sử dụng để vẽ chân dung khách hàng tiềm năng.
Nghiên cứu đối thủ giúp vẽ lên chân dung khách hàng. Đây là cách vừa đơn giản lại miễn phí. Hãy thử truy cập vào website, các trang mạng xã hội của các đối thủ cùng lĩnh vực để xem họ đang tập trung đánh vào Pain Point nào.
Xem thêm: Influencer là gì? Influencer marketing là gì?
Quảng cáo tương tác trải nghiệm với màn hình LCD của Kootoro
Đối với marketing, tính tương tác mang đến cơ hội tạo sự khác biệt cho thương hiệu. Trong khi màn hình truyền thống chỉ phát thông tin theo một hướng duy nhất, hiển thị nội dung bất kể người xem có chú ý hay không. Màn hình LCD cảm ứng của KOOTORO mời người tiêu dùng tương tác thực tế với nội dung hiển thị.
Ví dụ: mời những người qua đường tham gia theo video hướng dẫn trên LCD tương tác để nhận quà. Đó là một chiến dịch thú vị và hấp dẫn, đồng thời là một ví dụ tuyệt vời về tiềm năng do tính tương tác mang lại.
Theo báo cáo từ MAGNA, quảng cáo video tương tác nhận được nhiều thời gian xem hơn 47% so với quảng cáo không tương tác. Bất kể họ có chọn tương tác hay không. Mọi người cũng sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân hơn để đổi lấy quà tặng hoặc thông tin tư vấn. Bằng cách hiển thị nội dung có liên quan và hấp dẫn, khách hàng có nhiều khả năng cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ dữ liệu của họ. Và doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. Điều này có thể giúp cung cấp thông tin cho các chiến lược trong tương lai
𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam
Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 19003009
Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine
Website:https://kootoro.com
Bình luận