Performance marketing là gì? Ví dụ về performance marketing

Marketing performance là gì? Digital performance là gì? Đây là một định nghĩa mà khiến các doanh nghiệp vô cùng đau đầu khi nghĩ về chiến lược marketing.

Nhưng bù lại, hình thức marketing này là vô cùng tiềm năng và thịnh hành trong thời đại công nghệ ngày nay. Vậy nếu bạn đang muốn hiểu về hình thức này. Hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Performance marketing là gì?

performance-marketing-gom-nhung-gi

Performance marketing là gì?

Performance marketing là một định nghĩa cho toàn bộ các chương trình marketing và quảng cáo trực tuyến. Nơi các nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi có hành động cụ thể xảy ra. Những hành động trong performance trong marketing bao gồm việc tạo ra lead (khách hàng tiềm năng), bán sản phẩm, click chuột… Các chuyên gia về Performance marketing đến từ các agency, công ty truyền thông, nhà xuất bản,.. Hay nói cách khác performance marketing phụ thuộc rất lớn vào các kênh tiếp thị phải trả tiền bao gồm:

  • Quảng cáo Native

  • Quảng cáo được tài trợ (Sponsored)

  • Affiliate marketing

  • Quảng cáo trên mạng xã hội

  • SEM (Marketing công cụ tìm kiếm)

Xem thêm: Trade marketing là gì? Các hình thức trade marketing

Digital performance marketing là gì?

Digital performance marketing được hiểu là cách thức, chiến lược để tối ưu hóa hiệu suất dựa trên mục tiêu đặt ra, dựa trên các nền tảng số… Đơn giản hơn, có thể hiểu từ ngân sách có sẵn, nhiệm vụ triển khai digital performance là tối ưu hóa các KPI đặt ra – chẳng hạn như:

Nếu mục tiêu của chiến dịch là nâng cao thương hiệu (branding), các KPI cần đạt được sẽ bao gồm:

  • Các chỉ số người tiếp cận (reach)

  • Số lượng tương tác (engagement) 

  • Và chi phí cụ thể của từng tương tác (CPE)…

Nếu mục tiêu của chiến dịch là sales, các chỉ số cần quan tâm là:

  • Số lượng lead
  • Chi phí phải trả cho 1 lead (CPL) hoặc số đơn hàng
  • Chi phí cho 1 đơn hàng (thường được gọi tắt là action và Cost per action với action mà doanh nghiệp đặt ra theo mục tiêu quảng cáo)

Xem thêm: Marketing không phân biệt là gì? Ví dụ về undifferentiated marketing

Performance marketing gồm những gì?

Để hiểu rõ hơn, dưới đây là một số ví dụ về performance marketing phổ biến nhất:

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)

vi-du-ve-performance-marketing

Affiliate Marketing ( Tiếp thị liên kết )

Hiểu đơn giản thì, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò như một nhà môi giới. Doanh nghiệp nhờ 1 bên publisher bán sản phẩm cho bạn, sản phẩm đó có 1 đường link riêng. Nếu publisher tự quảng cáo và thu được đơn hàng, hoặc leads, hoặc clicks qua đường link đó thì họ sẽ nhận hoa hồng từ doanh nghiệp.

Hình thức thanh toán được doanh nghiệp yêu thích sẽ dựa trên các chỉ số là CPA (Cost per Sale hoặc Cost Per Lead). Ngoài ra có CPC, CPM (tính tiền trên 1000 lần hiển thị trên website). Affiliate Marketing là thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất khi đề cập đến Performance Marketing.

Native Advertising

Native Advertising là một hình thức truyền thông tốn phí (paid media). Cần phân biệt rõ Native Advertising khác với quảng cáo hiển thị (display ads) hay quảng cáo banner (banner ads).

Native Advertising không trông giống như quảng cáo. Native Advertising  có xu hướng tuân theo hình thức trình bày và chức năng tự nhiên của website. Chúng được đặt trên đó như tin tức hoặc trang xã hội. Được sắp xếp đan xen với các nội dung tương tự các bài viết khiến người dùng khó nhận biết đó là bài quảng cáo. Các mô hình thanh toán phổ biến nhất cho Native Ads là CPM (Trả cho mỗi lần hiển thị) và CPC (Trả cho mỗi lần click).

Sponsored content (Nội dung được tài trợ)

Chủ yếu được sử dụng bởi Influencers, KOC và các trang web nội dung. Loại Performance Marketing này là dạng một bài viết mang tính chuyên dụng để quảng bá thương hiệu và/hoặc sản phẩm, dịch vụ có thù lao.

Đôi khi, khoản thù lao sẽ ở dạng sản phẩm hoặc trải nghiệm miễn phí. Một số trường hợp các khoản thanh toán dựa trên CPA, CPM hoặc CPC.

Social Media Marketing luôn chiếm vị trí quan trọng

marketing-performance-la-gi

Social Media Marketing luôn chiếm vị trí quan trọng

Đây là việc sử dụng các nền tảng xã hội để đăng nội dung hay hình ảnh cần truyền thông. Một số nền tảng social media phổ biến phải kế đến như Facebook, Pinterest hoặc Instagram. Social Media Marketing nhằm mục đích đạt được lưu lượng truy cập (traffic) hoặc tăng độ nhận diện thương hiệu.

Các số liệu thường được đo lường trong hình thức Performance Marketing này, thường tập trung vào: 

  • Số lượng tương tác

  • Tổng lượt thích và theo dõi

  • Số lần nhấp và doanh số

Search Engine Marketing (SEM) 

Được chia thành hai phần, Search Engine Marketing có thể thành công thông qua hai hình thức trả phí và/hoặc tự nhiên. Paid Search Marketing là khi nhà quảng cáo trả tiền cho các lần nhấp vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo. Organic Search thì ngược lại – sử dụng các phương thức miễn phí như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Và dựa vào thuật toán riêng của công cụ tìm kiếm để leo top xếp hạng.

Tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp đo lường kết quả SEM của họ trên cơ sở hiệu suất. Doanh nghiệp khác sẽ hợp tác và trả tiền hoa hồng cho các đơn vị chạy quảng cáo và các chiến dịch SEM dựa trên kết quả.

Xem thêm: Mass marketing là gì? Những chiến lược marketing đại trà thu hút

Các chỉ số đo lường performance marketing

digital-performance-la-gi

Các chỉ số đo lường performance marketing

Những chỉ số để đo lường độ hiệu quả của Performance Marketing là gì? Dưới đây là một số chỉ số và KPI chính được sử dụng:

Cost Per Click (CPC)

Dựa trên số lần quảng cáo được nhấp vào để trả tiền. Đây là một cách tốt để thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website.

Cost Per Impression (CPM)

Cần đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo. Chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ hiển thị.

Cost Per Sales (CPS)

Chỉ chi trả chi phí khi thực hiện được hành vi bán hàng do quảng cáo thúc đẩy. Hệ thống này áp dụng cho việc Performance Marketing sử dụng trong tiếp thị liên kết.

Cost Per Leads (CPL)

Tương tự như giá mỗi lần bán hàng, với CPL cần phải phí khi ai đó đăng ký một thứ gì đó. Ví dụ như: 

  • Bản tin email

  • Hội thảo trên web

  • Các khảo sát

  • Đăng ký thành viên

  • Đăng ký mua hàng vv….. 

CPL tạo ra khách hàng mục tiêu đầy tiềm năng. Dựa vào đây có thể theo dõi khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Cost Per Acquisition (CPA) 

Giá mỗi chuyển đổi tương tự như CPL và CPS nhưng mang tính tổng quát hơn. Với cấu trúc này, sẽ phải trả tiền khi khách hàng hoàn thành một hành động cụ thể. Có thể bao gồm: bán hàng, chia sẻ thông tin liên hệ của họ, truy cập website của bạn, ...

Xem thêm: Marketing dịch vụ là gì? Mô hình 7p trong marketing dịch vụ

Hình thức marketing hiệu quả trên máy bán hàng TORO

performance-trong-marketing-la-gi

Hình thức marketing hiệu quả trên máy bán hàng TORO

Máy bán hàng tự động cung cấp các hình thức quảng cáo mới lạ và hiệu quả cho doanh nghiệp. Triển khai các chiến dịch quảng cáo, chiêu thị trên máy bán hàng tự động tạo ra lượng chuyển đổi lớn.

Máy bán hàng tự động thông minh, tích hợp nhiều loại hình thanh toán từ tiền mặt đến các ví điện tử thông dụng. Sở hữu hệ thống quản lý, báo cáo online, dễ dàng cài đặt và quản lý nhiều chương trình khuyến mãi.

Máy bán hàng có thể tạo 

Mọi thông tin đều được tổng hợp và có số liệu rõ ràng giúp doanh nghiệp đánh giá và đặt KPI.

Máy bán hàng tự động là hình thức quảng cáo giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Hội đủ các ưu điểm của cả hai phía, với mức phí ưu đãi, phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam.


𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

Bình luận

Theo dõi fanpage Kootoro tại:

Các bài viết liên quan

Performance marketing là gì? Ví dụ về performance marketing