Vậy vai trò của marketing du lịch là gì? Xem ngay bài viết dưới đây!
Khái niệm marketing du lịch
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tạo ra các chiến lược tiếp thị khác nhau được gọi chung là marketing du lịch. Ứng dụng marketing du lịch rất rộng lớn,có thể kể đến như:
Các hình thức lưu trú khi đi du lịch
Dịch vụ cho thuê xe
Các hãng hàng không
Nhà hàng, khách sạn
Quán bar
Địa điểm giải trí
Đại lý và công ty lữ hành
Tùy vào mục đích mà mỗi chiến dịch có thể làm nổi bật hơn so với các đối thủ, tăng khách hàng mục tiêu hay mức độ nhận thức về thương hiệu. Nhiều kế hoạch marketing du lịch dựa trên internet, web, quảng cáo trực tuyến, email và các nền tảng truyền thông xã hội. Hiện nay, các hình thức này có thể tác động mạnh mẽ tới trải nghiệm du lịch của khách hàng. Đồng thời tạo ra hiệu quả trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Đây là bước giúp doanh nghiệp biết được đâu là những khách hàng mục tiêu. Những khách hàng này phù hợp với những gì mà doanh nghiệp có thể cung cấp? Xác định khách hàng mục tiêu sẽ luôn là công việc đầu tiên mà doanh nghiệp, tổ chức cần phải ưu tiên hàng đầu. Và quy trình marketing du lịch sẽ giải quyết vấn đề đó.
Marketing quảng bá du lịch sẽ giúp những khách hàng biết về một địa điểm du lịch mới. Ý tưởng này sẽ được thể hiện thông qua những hoạt động quảng bá trên các phương tiện truyền thông. Các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, tổ chức địa phương,… cần tận dụng mạng xã hội để quảng bá các điểm mới như: Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter, Youtube và các nền tảng trực tuyến khác. Cung cấp kinh nghiệm và những hướng dẫn thực tế giúp, tăng nhận thức cho khách du lịch cũng như thu hút khách hàng tiềm năng.
Marketing du lịch có đóng góp to lớn cho việc quảng bá các thương hiệu địa phương. Tiếp thị du lịch sẽ giúp làm nổi bật những điểm độc đáo, chỉ có của địa phương. Từ đó khiến cho địa phương đó trong mắt khách hàng là một nơi đáng để đi thăm thú và trải nghiệm du lịch.
Marketing ngành du lịch giúp kinh doanh tốt hơn. Làm cho khách hàng hài lòng, họ sẽ truyền bá khắp nơi thông tin về doanh nghiệp của bạn. Hành động này giúp tăng khách hàng cho bạn và cung cấp lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Xem thêm: Condotel là gì? Đầu tư mô hình kinh doanh condotel
Phân tích 4p trong marketing du lịch
Đặc trưng sản phẩm du lịch bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau như danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cuộc sống về đêm, đồ ăn ngon, cơ sở lưu trú,...Tất cả các yếu tố đều phải được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, mỗi điểm du lịch có đặc thù như thời tiết, thời gian, thời điểm.
Giá cả chính là chi phí mà khách du lịch phải trả khi mua các tour du lịch tại địa điểm đó. Giá cả lý tưởng phải dựa trên tiêu chuẩn và được so sánh thực tế:
Chỗ ở
Ăn uống
Di chuyển
Giải trí
Nhu cầu thiết yếu được cung cấp
Một số điểm đến có giá cao ngược lại cũng có một số điểm đến có mức giá hợp lý.
Đối với ngành du lịch, phân phối sẽ bao gồm các hoạt động giải trí khác nhau được thực hiện để tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng. Du lịch có kênh phân phối là các website, đại lý du lịch, blog của công ty du lịch,...
Truyền thông quảng bá chủ yếu dựa trên các nội dung giáo dục, hình ảnh, thông tin mang tính thuyết phục. Đặc biệt tần suất lặp lại liên tục nhắc nhớ người xem về sản phẩm. Hình thức offline, truyền thống bao gồm:
Quảng cáo qua ấn phẩm báo chí
Quảng cáo trên các phương tiện đi lại
Quảng cáo billboard, lcd,...
Hình thức online thông qua trực tuyến để quảng bá du lịch mang lại hiệu quả vô cùng cao.
Xem thêm: Marketing offline là gì? Các hình thức marketing offline hiện nay
Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược marketing trong du lịch hiệu quả. SWOT gồm 4 yếu tố: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. SWOT giúp bạn xác định mục tiêu, hướng đi cho sản phẩm du lịch.
Điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố mang tính nội bộ mà doanh nghiệp có thể kiểm soát. Có thể kể đến như danh tiếng, tài nguyên, nhân lực và vị trí địa lý của mình.
Cơ hội và thách thức là những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài. Không thể kiểm soát, khó dự báo, ngẫu nhiên, doanh nghiệp cần phản ứng và thích nghi.
VD: xu hướng du lịch, tình hình suy thoái kinh tế và bối cảnh đối thủ cạnh tranh của bạn.
Đưa ra hình dung về các yếu tố giá trị của doanh nghiệp. Về cơ bản, đó là điều khiển sản phẩm du lịch của bạn trở nên khác biệt dựa trên các thuộc tính mong muốn được trải nghiệm của khách hàng.
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng kế hoạch marketing cho doanh nghiệp lữ hành. Nó là cốt lõi thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng và trả lời cho câu hỏi tại sao ai họ chọn bạn mà không chọn đối thủ cạnh tranh của bạn.
Xác định được giá trị hay USP (Unique Selling Point) cho doanh nghiệp không phải điều dễ dàng. Rất khó để cô đọng những tính năng độc đáo thành một hoặc hai câu. Vì vậy, nên có một danh sách các tính năng và lợi ích, cùng với giá trị cảm xúc cho từng tính năng để sử dụng thích hợp.
Chiến dịch quảng cáo du lịch hiệu quả nếu nhắm vào 20-35% những người có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn nhờ nắm rõ thứ khách hàng cần. Mô tả chân dung khách hàng là tạo ra nhân vật hư cấu đại diện cho khách hàng mục tiêu của bạn. Cách phác thảo chân dung khách hàng:
Phân tích dữ liệu đặt phòng để nắm các thông tin nhân khẩu học: tuổi, giới tính, địa lý
Tham khảo Facebook Audience Insights để thu thập dữ liệu tâm lý, sở thích, hành vi
Gửi bảng khảo sát cho khách hàng
Để đạt được lợi thế cạnh tranh giữa một thị trường bão hòa, trước hết bạn nắm bắt được thị trường và đối thủ. Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh dựa trên các yếu tố sau:
Đối tượng khách hàng mục tiêu
Những dịch vụ miễn phí và tính phí cung cấp cho khách hàng
Các tính năng và lợi ích mà họ tập trung nhấn mạnh
Đánh giá tổng thể trên các trang web, trang booking và review của khách hàng.
Chỉ số quản lý miền và các từ khóa hàng đầu.
Đâu là những kênh phân phối Social Media đang dùng, nội dung mà họ sử dụng
Để có các thông tin này một cách toàn diện cần dõi các trang Social Media hoặc Newsletter của họ.
Phát triển chiến lược marketing hỗn hợp trong du lịch
Mô hình 7P là marketing mix gồm các yếu tố chiến lược được sử dụng để quảng bá thương hiệu, cụ thể:
Thông tin về dịch vụ & sản phẩm du lịch như thời lượng hành trình, chi tiết hành trình; đặc điểm nổi bật…
Những kênh mà khách hàng có thể đặt dịch vụ du lịch hay trao đổi thông tin với doanh nghiệp như: Facebook; Website, OTAs; email; hộp trò chuyện Chatbot v.v…
Chiến lược định giá dựa trên giá đối thủ, thị trường chung hay mục tiêu doanh thu. Giá cả chính là khoản chi phí khách hàng trả dựa trên giá trị cảm nhận của khách hàng.
Quảng bá là các hoạt động làm nổi bật sản phẩm dịch vụ.
Những nhân viên có kiến thức và kỹ năng phù hợp góp phần tạo nên một trải nghiệm dịch vụ tốt cho khách hàng.
Các quy trình để đảm bảo khách hàng được trải nghiệm dịch vụ chất lượng. Như rút ngắn thời gian nhận phòng, giữ đúng lịch trình và khiến khách hàng cảm thấy được trân trọng.
Bằng chứng cho thấy khách hàng đã có thời gian tận hưởng dịch vụ (dưới định dạng ảnh hoặc các bài đánh giá trên các nền tảng Tripadvisor, Booking.com).
Nhờ sự phát triển của Internet, doanh nghiệp không nhất thiết phải bỏ ra hàng trăm tỉ đô. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều ý tưởng marketing trong du lịch giá rẻ mà vẫn gầy dựng tiếng vang cho thương hiệu, tác động đến thị trường.
Hãy kiểm tra xem ngân sách bỏ ra có cần thiết và hợp lí không trước khi bắt đầu chiến lược.
Hãy tập trung vào các mục tiêu thực sự có ý nghĩa với doanh nghiệp và cách biến chúng trở thành hiện thực
Mục tiêu: Một mục tiêu marketing du lịch toàn diện phải đáp ứng đủ theo tiêu chí SMART (cụ thể, đo lường, khả thi, liên quan, giới hạn thời gian)
Chỉ số đo lường: Việc xác định rõ các chỉ số đo lường ngay từ ban đầu sẽ đảm bảo chiến lược Marketing Du lịch đi đúng hướng. Một số chỉ số thưởng được sử dụng như CPW, CPL, ROI, Tỷ lệ chuyển đổi...
Hoạt động: Tìm kiếm hoạt động chính sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
Sau khi xác định hoạt động chính cho mỗi mục tiêu, với danh sách các nhiệm vụ, hãy sắp xếp thành một lộ trình trực quan, bao gồm cả việc phân công nhân sự và theo dõi tiến độ công việc từ quý này sang quý khác.
Xem thêm: Buzz marketing là gì? Các hình thức buzz marketing
Marketing dịch vụ du lịch thu hút - sáng tạo với máy bán hàng Kootoro
Sử dụng máy bán hàng tự động như một hình thức để quảng bá thương hiệu đang là xu hướng mới của marketing du lịch tại Việt Nam. Máy bán hàng tự động TORO được đặt tại các vị trí có mật độ dân cư cao, các siêu thị, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, chung cư cao cấp… ở vị trí ngay bên cạnh lối đi, khu vực sảnh gần thang máy… vô cùng đắc địa.
Máy bán hàng tự động có độ cao ngang với tầm mắt của người xem nên sẽ mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu khi quan sát. Doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều chiến dịch sáng tạo với máy bán hàng tự động như:
Quảng cáo skin máy
Màn hình LCD cung cấp hình ảnh sắc nét, màu sắc hiển thị chuẩn, truyền tải thông tin trực quan sinh động. Màn hình LCD cảm ứng được tích hợp công nghệ đặc biệt giúp người xem có thể tương tác trực tiếp với bề mặt của màn hình, gây được ấn tượng mạnh mẽ hơn. Giúp tìm hiểu sâu hơn nội dung quảng cáo mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Bên cạnh đó khách hàng còn có thể tương tác với các ứng dụng, trò chơi được phát trên màn hình.
Quảng cáo thông qua skin máy có thể tận dụng tất cả các mặt của máy bán hàng tự động. Diện tích máy lớn hình ảnh truyền tải thông điệp và cá tính của sản phẩm, tạo ấn tượng mạnh cho khách hàng.
Rất nhiều chiến dịch quảng cáo trở nên hiệu quả hơn khi sử dụng máy bán hàng tự động. Chi phí hợp lý, triển khai nhanh và dễ dàng chính là những lợi thế mà Kootoro mang lại cho doanh nghiệp.
𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam
Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 19003009
Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine
Website:https://kootoro.com
Bình luận